Nhà phố giảm giá vẫn khó bán
Chiều 20.3, liên Bộ Công thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày. Trong kỳ này, giá xăng dầu có diễn biến tăng, giảm trái chiều.Theo Bộ Công thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành từ ngày 13.3 - 19.3 chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: dự trữ sản phẩm xăng dầu của Mỹ giảm, căng thẳng gia tăng trở lại ở khu vực Trung Đông, sự bất ổn trong chính sách thuế của Mỹ đối với hàng hóa của các nước khác... Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động lên xuống tùy từng mặt hàng.Cụ thể, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 13.3 và kỳ điều hành ngày 20.3 là: 79,334 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5RON 92, tăng 2,194 USD/thùng, tương đương tăng 2,84%. Xăng RON 95 là 80,754 USD/thùng, tăng 2,162 USD/thùng, tương đương tăng 2,75%.Giá dầu hỏa là 84,206 USD/thùng, tăng 0,024 USD/thùng, tương đương tăng 0,03%. Giá dầu diesel là 84,136 USD/thùng, giảm 0,168 USD/thùng, tương đương giảm 0,20%. Giá dầu mazut là 462,612 USD/tấn, giảm 2,180 USD/tấn, tương đương giảm 0,47%.Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường đối với xăng E5RON 92 áp dụng từ 15 giờ cùng ngày không cao hơn 19.695 đồng/lít, tăng 414 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành và thấp hơn xăng RON 95 là 392 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 20.087 đồng/lít, tăng 438 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu diesel không cao hơn 17.893 đồng/lít, giảm 5 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 18.118 đồng/lít, tăng 28 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu mazut không cao hơn 16.955 đồng/kg, giảm 40 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.Trước đó, ngày 13.3, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.Trong thông tư này, Bộ Công thương đã bổ sung quy định về cơ chế điều hành giá xăng dầu. Trên cơ sở số liệu về các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu theo quy định và ý kiến tham gia điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính bằng văn bản, Bộ Công thương công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu.Thông tư 18/2025/TT-BCT cũng bãi bỏ quy định về Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.'Trùm tiền ảo' Sam Bankman-Fried bị kết án tù
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Theo công an, Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú tại Hà Nội) và một đối tượng người nước ngoài thành lập nhiều "công ty ma" tại Việt Nam. Trong số này, một công ty đặt tại TP.HCM làm "bình phong" với hơn 40 văn phòng đặt tại Hà Nội và rải rác khắp cả nước.Dù không đăng ký hoạt động chứng khoán hay tài chính, nhưng các công ty vẫn tuyển dụng hàng ngàn nhân viên, làm việc từ 8 - 21 giờ hàng ngày, về lĩnh vực giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Để tạo lòng tin, Nam cùng đồng phạm tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh, khiến người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế. Thực chất, các trang mạng đều được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng.Nhân viên trong đường dây của Nam được phân cấp thành nhiều bộ phận (kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng…), giao tiếp với nhà đầu tư thông qua mạng xã hội Zalo, Telegram… Nhóm đối tượng chuyên cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định rồi chiếm đoạt.Đến nay, Công an TP.Hà Nội xác định được hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc, với số tiền đã nạp ban đầu khoảng 50 triệu USD.Thủ đoạn được các đối tượng trong đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam thường xuyên sử dụng, là dụ dỗ đầu tư theo kiểu "củ cà rốt và con lừa". Ban đầu, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản. Khi nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản reo hi vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến lúc nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn. Một trong những người "sập bẫy" lừa đảo là bà P.T, đã nạp tiền khoảng 500 triệu đồng. Bà T. kể được mời tham gia một nhóm đầu tư trên Telegram, các thành viên trong này "đua nhau" khoe hình ảnh, clip về việc nhận được khoản tiền lãi lớn. Có thành viên còn gửi hàng loạt giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, nên bà T. rất tin tưởng."Không hiểu sao khi vào rồi thì có sức hút ghê gớm lắm, nói gì mình cũng tin", bà T. nhớ lại, và mãi đến sau này mới biết những người trên đều nằm trong "kịch bản".Theo lời bà T., ban đầu bà thử đầu tư gói giao dịch vài trăm ngàn đồng thì dễ dàng nhận được cả gốc lẫn lãi. Sau đó, gói đầu tư được nâng dần, lên 30 triệu đồng rồi 60 triệu đồng, với hứa hẹn lợi nhuận gấp hàng chục lần. Thế nhưng, khi số tiền nạp đã kha khá, tài khoản của bà T. lập tức báo "cháy". Trong cơn hoảng loạn, bà T. được thành viên nhóm động viên tìm cách gỡ gạc, nên nạp thêm 70 triệu đồng. Không như kỳ vọng, tài khoản của bà T. bị "treo", và được hướng dẫn nạp thêm tiền để khắc phục lỗi. Chót "đâm lao thì phải theo lao", bà T. bán cả số vàng chuẩn bị cưới cho con trai, nạp thêm hơn 100 triệu đồng. Tài khoản tiếp tục "cháy".Chưa thoát khỏi cơn u mê, lại thêm lời ngọt nhạt từ thành viên nhóm, bà T. cố gắng lần cuối bằng việc vay mượn bạn bè 170 triệu đồng, mong cứu vãn tình thế. Kết quả đã rõ, tiền tiếp tục "không cánh mà bay". Bà T. đến lúc này mới tỉnh ngộ, đến nay chưa dám chia sẻ cho người thân.Bà T.N, một nhà đầu tư khác, đã nạp vào đường dây lừa đảo khoảng 35 tỉ đồng. Giai đoạn 2019 - 2020, kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà N. được một phụ nữ gọi điện, mời chào đầu tư chứng khoán, cam kết sẽ có chuyên gia trình độ cao hướng dẫn "một kèm một". Đang sẵn khoản tiền nhàn rỗi, bà N. tin tưởng và mở tài khoản, dù không quá am hiểu về tài chính.Cũng giống với bà T., sau khi nạp tiền đầu tư, tài khoản của bà N. nhiều lần bị "cháy". Mỗi lần như vậy, bà N. rất hoảng và buồn, nhưng đều có một thành viên trong nhóm an ủi, tiếp thêm niềm tin gỡ gạc."Mình giống như bị tẩy não vậy", bà N. nhớ lại, cho biết các đối tượng lừa đảo rất kiên trì đeo bám, gọi điện mỗi ngày từ sáng đến tối, tâm tình như một người bạn tri kỷ, không ngừng nói về viễn cảnh tương lai tích cực. Bà N. còn được tham gia vào nhóm thành viên VIP, có người giới thiệu là chuyên gia giỏi, đạt giải quốc tế, "nói rất hay". Thậm chí, sau nhiều lần tài khoản "cháy", bà L. không tin tưởng vào chuyên gia nữa, các đối tượng giả danh là "người trong ngành", dụ dỗ góp vốn 50/50 để hàng tháng nhận tiền lãi. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày nạp tiền, tài khoản của bà N. lại "bốc hơi". Bà rất hoảng sợ. Thành viên góp vốn gọi điện cho bà, cũng tỏ ra buồn chán, khóc lóc, đòi tự tử. "Ngỡ là thật, tôi nén đau thương để an ủi ngược lại họ, sau này mới biết họ chính là kẻ đã lừa mình", bà N. kể.Người phụ nữ cũng cho hay, kể từ ngày đường dây của Phó Đức Nam bị phanh phui, mọi thứ như sụp đổ. Biết tin bà bị lừa, người thân, bạn bè đều có "cái nhìn khác". Số tiền đã đầu tư là toàn bộ tài sản dành dụm, không chỉ của bà mà còn của cả cha mẹ, nay có nguy cơ mất trắng.Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa số tài sản có giá trị ước tính hơn 5.200 tỉ đồng. Cả bà T. và bà N. đều hi vọng đây sẽ là "tia sáng cuối đường hầm" giúp họ lấy lại tài sản đã mất, dù có thể không vẹn toàn.
Đằng sau những chuyến thăm VN của các tỉ phú công nghệ
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Nhạc sĩ Huy Tuấn và Beyond Entertainment & Communication (Beyond E&C) đã được công ty chủ quản của Tempest tín nhiệm, tin tưởng lựa chọn trở thành nhà sản xuất của live concert đầu tiên trong sự nghiệp của nhóm tại Việt Nam. Anh cho biết: "Ý tưởng thực hiện đêm nhạc Tempest lần đầu tại Việt Nam được công ty quản lý hình thành dựa trên những quan sát, nhận biết về nhu cầu thực tế của khán giả Việt, thông qua sự hưởng ứng nồng nhiệt của họ dành cho nhóm nhạc nói chung và thành viên gốc Việt - Hanbin nói riêng tại HOZO 2023. Bản thân tôi và Beyond E&C rất tự hào khi được lựa chọn trở thành nhà sản xuất của sự kiện này giữa rất nhiều những cái tên trong nước khác".
Hoa hậu cùng lội bùn cải tạo cảnh quan cho các dòng kênh
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm học thêm mà còn nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29. Còn tại các quận, huyện, trong tháng 3 và 4, Phòng GD-ĐT quận 10 sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm tại các trường học công lập trên địa bàn quận, bao gồm việc ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Công tác kiểm tra sẽ được lồng ghép trong các cuộc kiểm tra chuyên môn của cấp học trong học kỳ 2 năm học 2024-2025.Nội dung kiểm tra xoay quanh trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc triển khai các quy định liên quan đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh học sinh; Việc tổ chức thực hiện các nội dung được quy định cụ thể trong Thông tư 29 và các văn bản chỉ đạo có liên quan; Đặc biệt lưu ý việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đào tạo học sinh giỏi, ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và hoạt động ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập chưa đạt.Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng GD-ĐT quận 10, cho hay việc kiểm tra này nhằm giúp nắm tình hình việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục, làm căn cứ để báo cáo, tham mưu với Thường trực UBND quận. Đồng thời nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của thủ trưởng, ban lãnh đạo, các tổ chức chính trị – xã hội và viên chức các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và thực hiện nghiêm các quy định. Theo ông Trung, công tác kiểm tra đảm bảo nghiêm túc, phù hợp với tình hình thực tế và không gây áp lực cho các cơ sở giáo dục.Tương tự tại quận Phú Nhuận, bà Lê Thị Bình, Trưởng phòng GD-ĐT quận, đã có chỉ đạo các trường khẩn trương tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về quy định về dạy thêm học thêm. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên của đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định, có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm học, thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.Trưởng phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận chỉ đạo việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phải phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của chương trình.Theo bà Bình, các trường cần có điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 2 buổi/ngày đúng yêu cầu của chương trình, tăng cường, bổ sung các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động phát triển năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương và thời gian đưa đón của phụ huynh học sinh; Kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thông tư...