Vì sao Thắng (Ngọt) bị khán giả quay lưng, đòi tẩy chay?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Bến Bạch Đằng huyền ảo với 500.000 đèn LED
Dẫn động
Rome mở quảng trường cổ nơi Julius Caesar bị ám sát cho khách tham quan
Tiết kiệm thời gian là ưu tiên hàng đầu khi tân trang bếp dịp tết. Việc chọn lựa vật dụng phù hợp không chỉ giúp công việc diễn ra nhanh chóng mà còn đảm bảo trải nghiệm lâu dài. Sự hài lòng ngay từ đầu là yếu tố quan trọng giúp các thiết bị bền bỉ trong gian bếp, tránh thay đổi không cần thiết sau này. Một chiếc tủ lạnh được lựa chọn kỹ càng không chỉ để lưu trữ thực phẩm mà còn là điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian bếp. Thiết kế dễ vệ sinh và hỗ trợ tối ưu hóa quá trình nấu nướng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giảm phiền toái khi sử dụng. Bên cạnh đó, tiết kiệm không gian cũng rất quan trọng trong các gia đình hiện đại, đặc biệt tại đô thị. Các phong cách thiết kế như âm tường đang thịnh hành, không chỉ tạo sự hài hòa về thẩm mỹ mà còn tận dụng tối đa không gian. Chị Ngọc Linh, nội trợ đang sinh sống tại nhà chung cư, chia sẻ: "Thiết bị gia dụng âm tường, như tủ lạnh, ngày càng phổ biến vì tối ưu hóa không gian và mang lại cảm hứng sáng tạo cho căn bếp". Cuối cùng, tiết kiệm chi phí luôn là mục tiêu quan trọng. Các sản phẩm đa năng, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiết kiệm năng lượng sẽ mang lại giá trị lâu dài. Tủ lạnh Panasonic HARMONY+ Edition, với thiết kế phù hợp cho không gian sống hiện đại và đầy đủ tính năng bảo quản thông minh, là một sự lựa chọn đáng cân nhắc: Đầu tư một lần, sử dụng bền lâu, giúp giảm chi phí phát sinh và mang lại sự an tâm cho gia đình. Được ra đời như một giải pháp tối ưu cho người dùng hiện đại, khi các không gian sống tại đô thị thường không dư giả và cần tính toán kỹ càng khi sử dụng, tủ lạnh Panasonic HARMONY+ Edition là thiết bị sẽ mang đến sự "vừa vặn" và "hài hòa" cho gian bếp nhờ vào thiết kế âm tường Slot - in thời thượng cùng các lợi thế ưu việt. Các đường nét được tính toán tỉ mỉ, kết hợp với linh kiện tối ưu giúp tủ lạnh tạo một mặt phẳng vừa khít liền mạch với tủ bếp chỉ với khoảng cách 0,4cm ở hai cạnh bên và 2cm phía trên, mang đến không gian bếp gọn gàng và hiện đại. Độ sâu 60cm của tủ phù hợp với kích thước tủ bếp phổ biến tại Việt Nam, giúp tủ không bị dôi ra khi lắp đặt và mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.Hệ thống bản lề âm từ Panasonic giúp HARMONY+ Edition có góc mở cửa rộng đến 120 độ thay vì 90 độ. Điều này giúp thao tác cất và lấy thực phẩm dễ dàng, đồng thời loại bỏ yêu cầu khoảng trống hai bên. Hệ thống máy nén Top-unit đặt trên nóc tủ vừa giúp tăng dung tích lưu trữ cho ngăn đông phía dưới vừa giảm nguy cơ hư hỏng cho thiết bị trong quá trình sử dụng. Thiết kế âm tường cũng giúp giảm bụi bẩn và công sức lau chùi, với bề mặt nhám vân 3D hạn chế vết bẩn và dấu vân tay, giữ cho tủ luôn sạch sẽ, tiết kiệm thời gian vệ sinh. Bên cạnh lợi ích trong thiết kế, tủ lạnh cũng mang công năng tối ưu cho khả năng lưu trữ và bảo quản. Tủ được trang bị công nghệ Đông mềm Prime Fresh, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ -3°C, giữ tươi lâu mà không cần rã đông, giúp chế biến món ăn nhanh chóng. Hệ thống Auto Ice tự động làm đá và khay nước tự vệ sinh đảm bảo vệ sinh an toàn. Với dung tích 510 lít, tủ đáp ứng nhu cầu lưu trữ đa dạng thực phẩm, từ rau củ đến đồ uống. Hệ thống làm lạnh đa chiều giúp bảo quản thực phẩm đồng đều và giữ tươi lâu, giảm thiểu thời gian đi chợ. Thiết kế sang trọng, công nghệ hiện đại, song nhờ vào việc được tạo nên theo phong cách âm tường, tủ lạnh Panasonic HARMONY+ Edition là giải pháp có ngân sách tối ưu cho người dùng. HARMONY+ Edition được ra mắt với mức giá thân thiện và có thể sử dụng linh hoạt trong không gian bếp, cả khi lắp âm tường hay đặt đơn lẻ, tạo nên sự hài hòa với hệ thống kệ và tủ bếp và mang lại vẻ đẹp hiện đại thẩm mỹ. Là một trong những khách mời đầu tiên trải nghiệm tủ lạnh Panasonic HARMONY+ Edition tại sự kiện ra mắt, reviewer Dương Dê đánh giá: "Thiết kế tủ lạnh này phù hợp cho tất cả mọi người, mọi gia đình dù đang tìm kiếm một tủ lạnh có dung tích tốt, thiết kế tốt, độ an toàn cao, hay một mức giá hợp lý thì đây vẫn là lựa chọn phù hợp".Với sự kết hợp giữa thiết kế tinh tế, công nghệ bảo quản thực phẩm tiên tiến và tính tiện nghi vượt trội, tủ lạnh Panasonic HARMONY+ Edition mang đến trải nghiệm sống hiện đại, thư thái và chuẩn gu. Đặc biệt, nhân dịp năm mới, dịp tân trang ngôi nhà, Panasonic mang đến chương trình khuyến mãi "Thay tủ lạnh cũ, đổi Panasonic HARMONY+ Edition mới", khách hàng được giảm giá lên tới 3 triệu đồng khi thay tủ lạnh cũ và mua tủ lạnh HARMONY+ Edition đến hết ngày 31.1.2025. Tham khảo sản phẩm tại đây
Đó là làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, H.Vân Canh) nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Bình Định, có 72 hộ dân và 207 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Làng này là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.Dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để đến được làng Canh Giao phải đi vòng 35 km qua những con đường khúc khuỷu, quanh co từ xã Đa Lộc (H.Đồng Xuân, Phú Yên). Chính vì vậy, điều kiện sống, sản xuất và học tập cũng như việc tiếp cận thông tin của người dân trong làng còn nhiều hạn chế. 50 năm qua, điện lưới quốc gia như một giấc mơ xa vời của người dân nơi đây. Với quyết tâm mang ánh sáng điện đến cho người dân Canh Giao, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp lưới điện trên địa bàn. Công ty Điện lực Bình Định nhận nhiệm vụ xây dựng công trình cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia.Theo đó, công trình cấp điện làng Canh Giao được đầu tư xây dựng, gồm: 6,4 km đường dây trung áp 22 kV và gần 0,9 km đường dây hạ áp 0,4 kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 TBA 50kVA-22/0,23 kV. Tổng mức đầu tư hơn 4,1 tỉ đồng.Tháng 4.2024, làng Canh Giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của mình. Từ nay, ngôi làng nằm giữa những ngọn núi trùng điệp đã có điện lưới quốc gia. Công trình "Cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia" là bước tiến mới trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế, tri thức cho người dân trong làng. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng làng Canh Giao, cho biết cột đèn đầu tiên được dựng lên vào một buổi chiều đẹp trời, trẻ em háo hức chạy nhảy, cười đùa dưới ánh đèn, người già ngồi lại cùng nhau trò chuyện về những ký ức và câu chuyện của làng. Không khí náo nhiệt và hân hoan tràn ngập khắp nơi, từ ngôi nhà tranh đơn sơ cho đến các con đường mòn dẫn vào làng. Đêm đầu tiên có điện, cả làng không ai ngủ sớm vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này."Có điện rồi, người dân yên tâm mua sắm ti vi, tủ lạnh, quạt điện... có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cho sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ước mơ của bà con đã thành hiện thực. Đường, trường, trạm đã có, thêm cái điện nữa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ai cũng phấn khởi lắm", ông Thanh phấn khởi nói.Mùa xuân này, người dân Canh Giao đón tết trong niềm vui và hân hoan hơn bao giờ hết. Nhà nào cũng sáng ánh đèn, không khí tết rộn ràng với những vật dụng trang trí rực rỡ, bông mai nở rộ. Từng gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui có điện, cùng nhau đón một cái tết đủ đầy và ấm áp. Ông Đoàn Văn Tiếu (ở làng Canh Giao) cho hay, cuộc sống gia đình ông như bước sang trang mới. Không chỉ sắm sửa trang thiết bị cơ bản, ông còn thiết kế đèn trang trí rực rỡ và sắm dàn karaoke để giải trí."Lũ nhỏ cũng vui lắm vì có điện sáng để học bài. Trước đây, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều làm thủ công nên cực nhọc, vất vả, kém hiệu quả. Bây giờ có điện, tôi sẽ sắm máy móc cần thiết để phát triển kinh tế gia đình", ông Tiếu vui vẻ nói.Theo cô Lê Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường mầm non Canh Giao, trước đây thiếu điện, các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của người dân trong làng. Những hôm trời mù mây, thiếu ánh sáng, học sinh phải ra sân học bài. Từ ngày có điện lưới quốc gia, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện nhiều, các em được học nhạc qua ti vi, được cập nhật kiến thức mới qua internet nên vui lắm.Ánh sáng điện đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Canh Giao. Trước đây, khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động của người dân phải dừng lại. Nhưng giờ đây, họ có thể làm việc, học tập và tham gia các hoạt động xã hội ngay cả khi trời tối. Những buổi tối ấm cúng bên ánh đèn điện trở thành dịp để mọi người cùng nhau gắn kết và chia sẻ.Những đứa trẻ trong làng giờ đây có thể học bài dưới ánh sáng điện, không còn phải dùng đến những ngọn đèn dầu mờ ảo. Học sinh có thêm thời gian học tập, mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.Ánh sáng điện không chỉ thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho làng Canh Giao. Trong thời gian đến, nhiều dự án phát triển hạ tầng sẽ được triển khai, bao gồm việc xây dựng hệ thống điện lưới ổn định hơn, mở rộng hệ thống cấp nước sạch và phát triển các tuyến đường giao thông nối liền với trung tâm huyện, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Với niềm vui trọn vẹn từ ánh sáng điện, người dân Canh Giao tin tưởng trong tương lai sẽ còn nhiều đổi mới. Điện về làng không chỉ là một bước ngoặt lịch sử mà còn là khởi đầu cho nhiều thay đổi tích cực. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Canh Giao sẽ ngày càng phát triển, trở thành một điểm sáng về văn hóa và kinh tế của vùng cao.
Phẫn nộ tài xế ô tô ‘máu lạnh’, tạt đầu khiến xe máy ngã vào gầm container
Chiều 10.3, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My về tình hình trẻ sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp trên địa bàn huyện.Theo báo cáo, từ ngày 25.1 đến 9.3, toàn H.Nam Trà My ghi nhận tổng cộng 215 trẻ sốt cao kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện có 62 trẻ được điều trị tại TTYT H.Nam Trà My, tình trạng chung của các trẻ là tỉnh táo, giảm sốt, ho, ăn uống được.TTYT H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 19 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Trong số 215 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã tiêm, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin ngừa sởi.Đáng chú ý, tối 5.3, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin). Đến ngày 7.3, có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự cũng tại địa bàn xã xã Trà Dơn; trường hợp này vừa được nêu trong báo cáo mới nhất của TTYT H.Nam Trà My.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Cán bộ y tế đang tiếp tục điều tra, xác minh ca bệnh, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân và hỗ trợ những gia đình có trẻ có triệu chứng sốt đưa trẻ ra trạm y tế xã để được theo dõi, chăm sóc.Theo ông Mười, nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trước đó, H.Nam Trà My đã ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi.