Bất chấp dịch Covid-19, giá nhà liền thổ khắp nơi tăng mạnh
Chiều 14.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Thu Tùng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết hiện nay tình hình bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh và tăng cao trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, đã có 1 trường hợp là trẻ em tử vong do bệnh sởi.Theo thông tin do Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cung cấp, vào tháng 1 vừa qua, 1 học sinh lớp 5, trú tại Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã tử vong do bệnh sởi. Đây là trường hợp không được tiêm chủng bệnh sởi. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 1.1 đến ngày 9.2, TP.Đà Nẵng ghi nhận 599 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 245 trường hợp xác định mắc sởi. Trước tình trạng này, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng liều các loại vắc xin. Đối với các trẻ tham gia tiêm chủng dịch vụ, thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ hoặc tư vấn người dân cho trẻ đến các trạm y tế xã, phường để tiêm chủng vắc xin sởi lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi. Đồng thời, không hướng dẫn và không để trẻ đợi đến 1 tuổi mới tiêm mũi 1 vắc xin có thành phần sởi. Liên quan đến tình hình bệnh cúm, TP.Đà Nẵng đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, tháng 11 - 12.2024 ghi nhận 185 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh (trong tổng số 989 trường hợp của cả năm 2024, chiếm tỷ lệ 18,7%). Tháng 1.2025 ghi nhận 122 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2024.UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Địa phương khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời…Ngành giáo dục TP.Đà Nẵng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm mùa theo hướng dẫn của ngành y tế tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn. UBND TP.Đà Nẵng cũng giao UBND các quận, huyện kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù vắc xin cho học sinh mầm non, tiểu học theo kế hoạch.Microsoft cho cài ứng dụng Windows Store từ trang web
Tính đến nay, Hà Tĩnh đã có 4 lễ hội được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội đền Lê Khôi, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn và Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 'săn rêu' ở biển Cổ Thạch
Trong bản cập nhật 2.1.15 của ứng dụng Định danh và xác thực điện tử VNeID, Bộ Công an đã bổ sung điều kiện để nộp hồ sơ trong các dịch vụ đăng ký thường trú, tạm trú. Điều kiện để thực hiện đăng ký tạm trú là công dân đã có tài khoản Định danh điện tử mức 2. Ứng dụng VNeID cập nhật bản mới nhất 2.1.15. Tính năng này đang thí điểm tại TP.HCM và tỉnh Hà Nam. Công dân ở nơi khác có thể chờ bản nâng cấp tiếp theo.Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID -> Thủ tục hành chính -> Đăng ký tạm trú.Bước 2: Chọn Tạo mới yêu cầu và nhấn vào phần Đăng ký tạm trú cho bản thân hoặc Khai hộ.Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú. Tại đây, người dân có thể lựa chọn loại hình đăng ký tạm trú là lập hộ mới hoặc đăng ký vào hộ đã có sẵn. Sau đó chọn hình thức xác nhận đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, cha/mẹ/người giám hộ thông qua ứng dụng VNeID hoặc Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01).Tiếp đến, người dân điền họ và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.Bước 4: Chọn thông tin nơi đề nghị đăng ký tạm trú từ cấp tỉnh, quận/huyện đến xã/phường/thị trấn. Tại đây người dân cần điền thông tin chi tiết địa chỉ tạm trú của mình gồm số nhà, số đường, mối quan hệ với chủ hộ. Nếu có thành viên khác trong gia đình cùng đăng ký tạm trú, người dân chọn Thêm thành viên và điền các thông tin theo yêu cầu. Ở bước này, VNeID cho phép quét mã QR trên căn cước công dân để tự động điền thông tin. Người dân có thể nhấp vào biểu tượng hình vuông trên góc phải màn hình để chuyển chế độ quét QR.Bước 5: Xác nhận thông tin hồ sơ.Sau khi đã điền đủ thông tin theo hướng dẫn, người dân sẽ xác nhận lại các thông tin, nếu cần chỉnh sửa chỉ cần ấn phím mũi tên quay lại ở góc trái phía trên màn hình. Ứng dụng cho phép lựa chọn nhận kết quả qua email hoặc nhận trực tiếp tại công an xã/phường nơi đăng ký tạm trú.Bước 6: Đính kèm giấy tờ liên quan.Tương tự đăng ký tạm trú trên cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân cần tải lên các hồ sơ chứng minh chỗ ở hợp pháp để xác nhận thông tin như: Hợp đồng thuê nhà; Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp; Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (CT01). Nếu chọn hình thức xác thực qua VNeID, người dân có thể bỏ qua bước này.Bước 7: Nộp lệ phí.Hiện tại việc đăng ký tạm trú đang miễn phí cho một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công dân thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo, công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật, công dân 16 - 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.Các trường hợp còn lại, công dân chọn mục khác và đóng lệ phí 7.000 đồng. Sau khi thanh toán xong, ấn gửi hồ sơ và chờ kết quả.Ngoài ứng dụng VNeID, người dân vẫn có thể đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia. So với việc đăng ký trên website, thao tác trên VNeID có phần thuận tiện hơn, người dân chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn, điền thông tin và gửi hồ sơ. Một số bước cho phép quét mã QR để lấy thông tin thay vì phải nhập thủ công như trên website. Người dân cũng có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, quản lý hồ sơ đã nộp ngay trên ứng dụng VNeID.
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.
Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ
Với giá chuyển nhượng 5 USD/tấn CO2, số tiền thu về ước khoảng trên 1.200 tỉ đồng.