'Đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng Mỹ - Hàn đang đúng hướng'
Ngày 3.3.2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 9 nghi phạm để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.9 nghi phạm bị bắt khẩn cấp gồm: Hồ Ngọc Tuấn (25 tuổi, ở huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Vũ Thị Thanh Xuân (30 tuổi, là vợ của nghi phạm Quyết, cùng ở quận 12), Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, quê Long An), Nguyễn Văn Thẩm, Nguyễn Quốc Cường, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Văn Nghĩa.Đồng thời, công an tạm cho gia đình bảo lãnh đối với 2 nghi phạm khác là nghi phạm Ngô Văn Ràng và Huỳnh Ngọc Hưng.Trước đó, đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 3.2025.Câu chuyện bắt đầu từ việc bán hàng online ế ẩm của nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn. Tại cơ quan công an, nghi phạm này cho biết vì quá ít người xem video trên kênh TikTok của mình nên đã nảy ra ý tưởng quay video khiêng quan tài để gây chú ý. Nhóm của nghi phạm Tuấn đã liên hệ trại hòm Nhạn Bảo Thọ (ở Long An), gặp nghi phạm Nguyễn Văn Thẩm, mua một quan tài với giá 3,5 triệu đồng rồi sơn màu đen. Sau đó thuê thêm 4 người khiêng với giá 500.000 đồng/người.Đến cuối tháng 1.2025, nhóm của nghi phạm Tuấn xuống trại hòm, dán decal vào 2 mặt bên hông quan tài rồi gửi lại, nhờ nghi phạm Thẩm giữ hộ, khi nào chụp quảng cáo sẽ mang lên TP.HCM. Sau đó, nhóm tiếp tục liên hệ với studio, thuê mẫu ảnh, và thống nhất ngày ghi hình là 25.2 trên đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1).Cảnh quay được thực hiện tại nhiều địa điểm. Ban đầu nhóm thử nghiệm trên đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng chưa vừa ý, nên nhóm này quyết định ra chợ Bến Thành. 15 giờ chiều 25.2, cả nhóm mặc đồ đen, khiêng quan tài đi bộ dưới lòng đường Lê Lai. Xong cảnh quay, quan tài được mang về Long An cất giữ, chờ đăng clip lên mạng.Công an TP.HCM xác định clip đã thu hút đông đảo người xem. Theo thống kê của công an, tính đến 4 giờ ngày 3.3, bài đăng đã được hơn 8.000 lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ. Cơ quan điều tra đánh giá hành động quay clip, khiêng quan tài diễu hành trên đường phố đông người qua lại gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn cùng nhóm nghi phạm tổ chức cho quay video, biên tập và đăng lên bằng tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội TikTok có số lượng người theo dõi, bình luận và tương tác đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Do đó, hành vi của nhóm người có dấu hiệu của tội “gây rối trật tự công cộng”.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý nhóm người theo quy định.
Ukraine tiếp tục rút quân ở Kharkiv, cảnh báo nguy cơ Nga tấn công tỉnh lân cận
Phan Vũ Quý kể vào năm 2022, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì quyết định ở lại TP.HCM để tìm cơ hội việc làm. Chàng sinh viên mới ra trường năm ấy may mắn được một công ty tư nhân chuyên về lập trình máy tính nhận vào làm việc. Thế nhưng khi có lệnh khám nghĩa vụ quân sự, Quý sẵn sàng lên đường nhập ngũ."Mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên mình chỉ được trả mức lương đủ sống. Sau khoảng 2 năm làm việc ở đây, mình cảm thấy tay nghề của bản thân đã vững vàng hơn nên xin nghỉ việc. Mình mau chóng tìm được việc làm tại một công ty khác cùng ngành nghề và được trả mức lương 20 triệu đồng/tháng", Quý nói.Với Quý, mức thu nhập này rất ổn, thậm chí là mức mà rất nhiều người khi làm ăn xa quê ao ước. Quan trọng, Quý còn được làm việc đúng chuyên ngành đã học, nên càng có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn.Mặc dù có công việc ổn định, song khi nhận được lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự từ quê nhà Hà Tĩnh, Quý đã lập tức bắt xe trở về quê."Vào tháng 11.2024, sau khi gia đình gọi điện báo tin, mình đã xin công ty nghỉ việc mấy ngày để về quê khám tuyển. Trong thời gian chờ kết quả, mình quay trở lại TP.HCM để tiếp tục công việc. Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, mình nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nên đã làm đơn xin nghỉ việc để về quê thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng", Quý tâm sự.Theo Quý, việc được khoác lên bộ quân phục là niềm vinh dự và trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện với tư cách một công dân đối với Tổ quốc. Do đó, dù công việc phải gác lại nhưng nam tân binh không hề buồn phiền, cho rằng môi trường quân ngũ là cơ hội để bản thân được rèn luyện, trải nghiệm.Hiện Quý đã nhận được quân tư trang và luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường tòng quân vào ngày 14.2 sắp tới.Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay.Bà Nguyễn Thị Tửu (62 tuổi, mẹ Quý) cho biết vợ chồng bà sinh được 4 người con, Quý là con út. Khi biết tin con trai trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bà đã gọi điện động viên, bảo đây là nghĩa vụ thiêng liêng của Tổ quốc."Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay", bà Tửu bộc bạch.Cách đây mấy ngày, gia đình bà Tửu cũng làm mấy mâm cơm mời người thân, hàng xóm và bạn bè, xem đây như buổi chia tay để con trai yên tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân.Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, năm 2025 tỉnh này tuyển 1.300 chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị, gồm: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, Trung đoàn 841 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Sư đoàn 324, 968, 341, Lữ đoàn 206 (Quân khu 4). Trong đó, số công dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH chiếm trên 84%.
Acecook Việt Nam tài trợ cho lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM dự kiến cao nhất 84,7 triệu đồng/năm học
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.

Ô tô gầm cao cỡ nhỏ hạng B, giá 590 - 780 triệu: Nhiều lựa chọn
Nâng tầm cho visual thu đông từ những set áo len đơn giản
Tình trạng xếp hàng chờ đợi lâu, dây sạc quá ngắn và hành vi không đúng mực của một số tài xế đã dẫn đến căng thẳng tại các trạm sạc. Để tránh xung đột, dưới đây là những quy tắc quan trọng giúp người dùng xe điện có thể chung sống hòa thuận.Nguyên tắc đầu tiên là chỉ dừng đỗ tại các điểm sạc dành cho xe điện khi chúng ta thực sự cần sạc lại. Nhiều tài xế vẫn sử dụng các vị trí này như bãi đỗ xe thông thường, gây khó khăn cho những người cần sạc. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực đông đúc như trung tâm thành phố hay trung tâm mua sắm.Sau khi hoàn tất việc sạc cho xe điện của mình, hãy nhanh chóng giải phóng chỗ đỗ. Trong thực tế trên thế giới, nhiều nhà điều hành trạm sạc đã áp dụng phí cho việc chiếm dụng quá lâu. Chẳng hạn, Tesla tính phí lên đến 1 EUR cho mỗi phút đỗ xe không cần thiết tại các trạm Supercharger nhằm khuyến khích việc luân chuyển của các tài xế.Quản lý thời gian sạc là yếu tố quan trọng thứ ba. Xe điện thường sạc nhanh hơn khi pin còn yếu. Do đó, tài xế nên ưu tiên sạc từ 20% đến 80% để tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện cho người khác sử dụng trạm sạc. Sử dụng các ứng dụng lập kế hoạch tuyến đường cũng là một cách hiệu quả để tìm ra lộ trình tối ưu.Vị trí đỗ xe tại các trạm sạc cũng rất quan trọng, đặc biệt khi mạng lưới trạm sạc mở rộng cho nhiều thương hiệu khác nhau. Một số xe có thể cần chiếm 2 chỗ để tiếp cận trạm sạc, đặc biệt là với các thế hệ Supercharger cũ. Việc này cần được chú ý tại các trạm đông đúc và các lắp đặt mới với cáp dài hơn sẽ giúp giải quyết vấn đề này.Văn hóa xếp hàng là một phần không thể thiếu trong việc sử dụng trạm sạc. Đỗ xe có tổ chức giúp thiết lập thứ tự rõ ràng, tránh căng thẳng và đảm bảo quyền tiếp cận công bằng theo thứ tự. Tài xế cũng nên điều chỉnh mức sạc của mình dựa trên tình hình đông đúc, hãy chọn những trạm ít người hơn nếu có thể. Trong trường hợp không cần phải sạc để di chuyển quá xa, có thể sạc một phần cho xe để nhanh chóng di chuyển và nhường suất sạc cho những xe khác đang xếp hàng đợi đến lượt.
Mẹo tăng hiệu suất chơi game trên điện thoại Android
0 giờ, ngày 20.1 (tức ngày 21 tháng Chạp) tại cổng chào Bình Dương (nằm trên quốc lộ 13), nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TP.HCM nhóm tình nguyện viên đã có mặt để đón chờ những người về quê ăn tết bằng xe máy. Tại điểm hẹn, có mặt từ 6 – 8 tình nguyện viên tham gia. Đây đa phần là những "người con" của tỉnh Đắk Lắk đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Nhóm trưởng hỗ trợ về quê đêm 21 tháng Chạp lần này là Trần Văn Minh (20 tuổi, quê Đắk Lắk), đang làm công nhân ở Bình Dương. Nhiệm vụ trên hành trình của Minh là đi cùng, giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho những người chạy xe máy đường dài. Rạng sáng cùng ngày, các thành viên nhóm của Minh đồng hành cùng 15 người đi xe máy, đang là sinh viên, người lao động ở TP.HCM. Hành trình này kéo dài khoảng 400 km, dọc quốc lộ 14, từ ranh giới TP.HCM – Bình Dương đến tận trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến 2 giờ, hầu hết những người đăng ký từ khắp nơi đều có mặt, chuyến xe máy về quê ăn tết rạng sáng 21 tháng Chạp bắt đầu xuất phát. Anh Võ Trọng Lam (31 tuổi), điều hành chính của nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" cho biết, đây là ngày thứ 2 nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" đưa người về quê ăn tết. Trước đó, vào ngày 19.1 (tức 20 tháng Chạp) nhóm đã đồng hành cùng 30 người đi xe máy về đến quê an toàn. Anh Lam chia sẻ, mỗi năm đến gần tết, nhóm tình nguyện viên quê ở Đắk Lắk đều lên kế hoạch đưa người về quê ăn tết. Các thành viên này thường chạy xe máy về quê, sau đó nãy ra ý tưởng sẽ giúp những người khác cùng nhau đi an toàn. Đa phần người được hỗ trợ là phụ nữ, người tay lái yếu đi xe máy một mình. Chưa kể, người không có điều kiện về quê cũng được chở miễn phí bằng xe máy. Ở đây, nhóm đồng hương sẽ đi cùng, tạo cảm giác thân quen, không đơn độc cho người về quê trong những ngày sát tết. Từ đầu tháng 12, Lam bắt đầu thông báo lên Fanpage cho những người cần "bạn đồng hành" khi về quê biết đến. Sau đó, nhóm nhận đăng ký, ngày về và phân bổ tình nguyện viên hỗ trợ. Sau 2 tuần thông báo, lượng người đăng ký ngày càng đông. Lam phải đóng bớt các cổng để các thành viên đăng ký trước được ưu tiên và hạn chế số lượng."Các thành viên sẽ đi cùng với mọi người trong 8 ngày, từ 20 - 28 tháng Chạp. Hễ ai đăng ký, đạt số lượng nhất định nhóm sẽ hẹn giờ và khởi hành", Lam chia sẻ.Để đảm bảo an toàn suốt hành trình, Lam đặt ra quy tắc phải đi đúng luật giao thông. Chạy chậm khi vào khu dân cư, không dàn hàng và nghỉ ngơi đúng giờ trước khi khởi hành. Hành trình di chuyển khoảng 10 tiếng, chia làm nhiều chặn, đi được 100 km sẽ nghỉ một lần. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào sức khoẻ và quảng đường cụ thể. Trên đường đi, các tình nguyện viên sẽ dẫn đầu và "khóa đuôi" đoàn xe ở phía sau nhằm đảm bảo qua sát được hết những thành viên khi lái xe. Chưa kể, đây chỉ là việc giúp nhau về quê ăn tết nên suốt hành trình nếu xe bị hư, hoặc sự cố nào đó sẽ luôn có người giúp đỡ. Anh Lam thông tin, trong những ngày đầu, lượng người về quê bằng xe máy còn khá ít. Tuy nhiên, vào những ngày 25 – 28 tháng Chạp sẽ là cao điểm của nhóm khi đưa người về quê. Số lượng thành viên đăng ký về mỗi ngày đã vượt con số 200 xe máy. Tổng lượt đăng ký về lên hơn 500 người cùng về. "Đến trưa 21 tháng Chạp, đoàn hỗ trợ về quê cũng đã đến điểm cuối cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, kết thúc hành trình trong ngày thứ 2. Những lúc này, chỉ cần thấy tin nhắn của những người đi chung đoàn thông báo đã về đến nhà an toàn tôi đều cảm thấy rất vui. Cũng như những năm qua, mọi người trên đường khi thấy chúng tôi chạy về đều nói đã thấy tết gần đến rồi", Lam bày tỏ.Còn Minh trước kia từng được nhóm đồng hương Đắk Lắk hỗ trợ đưa về quê bằng xe máy cách đây nhiều năm. Sau đó, Minh quay lại cùng nhóm để giúp đỡ những người đi xe máy mỗi khi tết đến. Lần này, Minh đưa mọi người về quê, sau đó trở lại Bình Dương làm việc. Đến ngày nghỉ tết chính thức, một lần nữa Minh vừa về nhà vừa giúp thêm người khác về quê ăn tết cùng gia đình. "Khi được giúp đỡ, đồng hành cùng mọi người về đến quê an toàn là tôi vui lắm. Trên hành trình tôi như được ăn tết cùng mọi người. Từng chặn nghỉ, rồi chạy dọc quốc lộ như có gì đó gắn kết tình người, tình đồng hương lại với nhau trong những ngày tết đến này", Minh cho biết.Vừa về đến nhà ở H.Ea H'Leo (Đắk Lắk) lúc 15 giờ 30, Dương Thị Thuỳ Trang Trường CĐ Y dược Hồng Đức, lập tức nhắn tin vào nhóm thông báo về đến nhà an toàn và cảm ơn mọi người. Trang cho biết vài ngày trước dự định chọn xe khách về nhà. Thế nhưng, khi biết được nhóm đồng hương này đã cùng bạn đăng ký tham gia. "Đây là năm đầu tiên tôi về quê ăn tết bằng xe máy. Dù cảm thấy mệt nhưng với tôi đây là một hành trình khá thú vị. Bởi mọi người vui vẻ hòa đồng, nhiệt tình. Điều này làm tôi gạt bỏ đi lo lắng trong suốt hành trình. Nó giống như đi phượt vậy, cho bản thân trải nghiệm khó quên trên hành trình về quê đón tết", Trang chia sẻ và nói thêm rằng dự định năm sau sẽ tiếp tục hành trình này. Để cảm nhận rõ hơn, trên mỗi cung đường cảnh quê hương trong những ngày cận tết thật đẹp.
xổ số đai phát .com
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư