Gần 44.000 người Việt du học Hàn Quốc: Cần biết gì về những chính sách mới?
Ngày 12.3, ông Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết đơn vị đã triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tiếp nhận quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng.Cụ thể, qua khảo sát toàn tỉnh có 13 trung tâm sát hạch tư nhân, gồm 1 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 1; 2 trung tâm đạt loại 2; 10 trung tâm đạt loại 3. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch cấp GPLX từ Sở GTVT, trước mắt Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh ký hợp đồng thuê các trung tâm này khi thực hiện việc sát hạch. Dù thay đổi đơn vị sát hạch, cấp GPLX thì quy trình sát hạch, cấp GPLX vẫn không khác biệt và không gián đoạn. Công an Lâm Đồng đã cử gần 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đi tập huấn để trang bị đầy đủ các kiến thức về lý thuyết, nghiệp vụ, thực hành tại trung tâm sát hạch lái xe và quy trình sát hạch lái xe. Từ đó, giúp cán bộ CSGT sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, lái xe trong hình, lái xe trên đường... Đến nay, công tác tiếp nhận nhiệm vụ và tập huấn cho đội ngũ CBCS làm công tác sát hạch đã được triển khai thực hiện và cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Ông Tiếp cho biết thêm, từ ngày 1.3 đến nay, Phòng CSGT đã tiếp nhận 1.353 hồ sơ cấp đổi GPLX, trong đó 1.212 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại trụ sở Phòng CSGT (53 Hùng Vương, P.9, TP.Đà Lạt), 141 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến. Qua theo dõi, đa số người dân đến làm dịch vụ cấp đổi GPLX đều bày tỏ sự hài lòng khi thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX tại cơ quan công an. Tại buổi họp giao ban, cung cấp thông tin cho báo chí chiều 11.3, ông Lê Hồng Phong, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết người dân vẫn thực hiện các thủ tục đăng ký xe tại các trụ sở công an cấp xã được phân cấp thực hiện công tác đăng ký xe.Ngoài 86 đơn vị công an (CA) xã, phường, thị trấn đã được phân cấp công tác đăng ký xe mô tô từ năm 2022, đến ngày 1.3.2025 việc đăng ký xe mô tô, ô tô tại CA cấp huyện cũ được phân cấp tiếp tục cho CA 10 xã, phường, thị trấn trước đây CA cấp huyện đặt trụ sở, gồm: CA P.9 (TP.Đà Lạt); CA TT.Lạc Dương (H.Lạc Dương); CA TT.Thạnh Mỹ (H.Đơn Dương); CA TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng); CA TT.Đinh Văn (H.Lâm Hà), CA xã Rô Men (H.Đam Rông; CA TT.Di Linh (H.Di Linh); CA TT.Lộc Thắng (Bảo Lâm); CA P.2 (TP.Bảo Lộc); CA TT.Đạ Tẻh (H.Đạ Huoai).Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, để tránh cho người dân phải đi lại nhiều lần, Phòng CSGT đã chỉ đạo, phân công cho các Tổ công tác địa bàn tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ chuyển đến.Theo đó, các Tổ CSGT được phân công phụ trách tuyến, địa bàn nào thì tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ tương ứng với tuyến, địa bàn đó, phân công CBCS trực và giải quyết cho người dân đến xử lý vi phạm. Theo quyết định phân công của Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng, Phòng CSGT hiện có 8 Tổ CSGT địa bàn. Tổ số 1 phụ trách địa bàn TP.Đà Lạt, Tổ số 2 phụ trách địa bàn H.Đức Trọng, Tổ số 3 phụ trách địa bàn H.Di Linh, Tổ số 4 phụ trách địa bàn H.Bảo Lâm, Tổ số 5 phụ trách địa bàn H.Đơn Dương. Trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm của các tổ này tại trụ sở CA TP.Đà Lạt cũ và trụ sở CA các huyện cũ.Tổ số 6 phụ trách địa bàn 2 huyện Lâm Hà và Đam Rông, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lâm Hà cũ. Tổ số 7 phụ trách địa bàn TP.Bảo Lộc, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA TP.Bảo Lộc cũ. Tổ số 8 phụ trách địa bàn H.Đạ Huoai, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA H.Đạ Huoai cũ. Riêng địa bàn H.Lạc Dương do Tổ CSGT quốc lộ 27C phụ trách, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lạc Dương cũ.Những tấm lòng vàng 4.9.2022
Lê Đức Phú (36 tuổi), làm việc tại 295 Phạm Văn Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cho biết sinh năm 1988. Phú cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy trên mạng xã hội những bài viết có nội dung cho rằng năm 2024, những người sinh năm 1988 như anh sẽ gặp xui xẻo vì rơi vào năm tuổi cũng như phải đón nhận "tam tai cuối"…
Tìm lại những anh hùng: Thượng úy khi tuổi 25
Chương trình beta của One UI 7 đã được triển khai cho dòng Galaxy S24 vào đầu tháng 12.2024 vẫn đang tiếp tục, và theo các báo cáo gần đây, việc triển khai bản ổn định có thể sẽ diễn ra vào khoảng tháng 3 tới.Một vấn đề đáng lo ngại hơn là một số thiết bị Galaxy sẽ không còn nhận được bản cập nhật hệ điều hành chính sau khi được nâng cấp lên Android 15.Danh sách các thiết bị sẽ ngừng nhận cập nhật kể từ sau One UI 7 bao gồm Galaxy S21, Galaxy S21+, Galaxy S21 Ultra, Galaxy Z Fold 3, Galaxy Z Flip 3, Galaxy A14, Galaxy A14 5G, Galaxy M33, Galaxy M14, Galaxy M14 5G, Galaxy F14, Galaxy Tab S6 Lite (2022) và Galaxy Tab Active 4 Pro.Mặc dù One UI 7 sẽ là bản nâng cấp cuối cùng cho các thiết bị nói trên nhưng chúng vẫn sẽ nhận được các bản cập nhật gia tăng của One UI 7 như One UI 7.1 và các bản vá bảo mật trong một thời gian.Người dùng các thiết bị trong danh sách trên nên cân nhắc việc nâng cấp lên các mẫu mới hơn. Tuy nhiên, việc này không cần phải vội vàng vì quá trình triển khai One UI 7 dựa trên Android 15 sẽ mất một thời gian để hoàn tất. Sau khi quá trình này kết thúc, Samsung có thể bắt đầu triển khai bản cập nhật One UI 7.1, mặc dù có thông tin cho biết sự chậm trễ của One UI 7 có thể dẫn đến việc hủy bỏ One UI 7.1.Nếu không quá gấp gáp trong việc cập nhật phần mềm, hãy xem xét đợi cho đến khi quá trình triển khai One UI 8 hoàn tất trước khi nâng cấp thiết bị. Phiên bản Android 16 ổn định dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng tháng 6 và Samsung được cho là sẽ không trì hoãn việc triển khai One UI 8 như đã xảy ra với One UI 7.
Trên các tuyến đường như Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch... hay các địa điểm nổi tiếng như khu vực Nhà thờ Đức Bà, Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành… trong mùng 1 tết, không khó để bắt gặp những nhóm bạn trẻ trong tà áo dài truyền thống kèm theo chiếc áo khoác để vừa giữ ấm, vừa tạo phong cách trẻ trung, năng động, phù hợp với không khí vui tươi ngày đầu năm.Phan Ngọc Bảo Trâm, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: "Mình thích mặc áo dài vào ngày tết để cảm nhận không khí truyền thống. Tuy nhiên, sáng nay trời se lạnh nên mình phải khoác thêm áo lạnh. Sự kết hợp này khiến tết năm nay khác biệt".Trần Minh Anh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II (TP.HCM) cũng diện áo dài cách tân kết hợp với áo khoác mỏng khi đi chúc tết. Minh Anh cho biết điều này giữ được vẻ đẹp truyền thống, vừa không bị lạnh. "Khi đến các điểm check-in đẹp, mình và gia đình sẽ tháo áo khoác ra để khoe áo dài cho đẹp", cô gái nói.Minh Anh cũng nhận xét rằng đường phố ngày đầu năm rất thông thoáng. Từ TP.Thủ Đức đến trung tâm TP.HCM, cô chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển, nhanh hơn hẳn so với ngày thường.Nguyễn Thị Ngọc Thư (28 tuổi), làm việc ở 115 Điện Biên Phủ, Q.3 (TP.HCM) cũng rất bất ngờ khi ra đường trong sáng nay. Thư thích thú cho biết: "Thời tiết se lạnh kèm theo đường phố thông thoáng khiến mình có cảm giác như đang ở một thành phố khác vậy. Không còn cảnh xe cộ đông đúc, tiếng còi inh ỏi, mà thay vào đó là những con đường rộng rãi. Mình có thể thoải mái chạy xe mà không cần phải chen lấn hay chờ đợi lâu ở các ngã tư".Cô gái nói rằng trên đường đi chúc tết người thân cũng không quên tận hưởng khoảnh khắc hiếm hoi này bằng cách chạy xe chậm lại, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn những con phố vắng lặng trong ngày đầu năm.Không khí se lạnh của sáng mùng 1 khiến nhiều người thích thú khi tận hưởng thời tiết mát mẻ trong dịp tết. Tại các quán cà phê, nhiều gia đình chọn ngồi lại nhâm nhi ly cà phê sớm, trò chuyện và tận hưởng không gian yên bình của ngày đầu năm.Nguyễn Gia Bảo, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM), chia sẻ: "Buổi sáng mùng 1, em và ba mẹ sẽ qua nhà ông bà để chúc tết. Sau đó cả nhà sẽ di chuyển đến các địa điểm nổi tiếng như Nhà văn hóa Thanh niên, Hồ Con Rùa, đường hoa… để tham quan, chụp ảnh với áo dài. Nhân dịp năm mới, em chúc mọi người một năm tràn đầy niềm vui, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người và gia đình trong năm Ất Tỵ 2025".
Bị phạt tiền vì chia sẻ nội dung xuyên tạc về sách giáo khoa
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.