Vì sao Newcastle trở thành tâm điểm của kỳ chuyển nhượng mùa đông?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 55) tại Davos (Thụy Sĩ) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ. Tham gia đoàn công tác có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến.Czech và Ba Lan là hai đối tác bạn bè truyền thống, những nước đã luôn kề vai, sát cánh, dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc phát triển đất nước những thập kỷ qua.Nhiều công trình trên khắp mọi miền đất nước đã ghi dấu sự ủng hộ, giúp đỡ của đất nước và nhân dân Ba Lan và Czech đối với Việt Nam, như Bệnh viện Việt Nam - Ba Lan ở Nghệ An, Trường trung học phổ thông Việt Nam - Ba Lan tại Hà Nội, hay Bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp, Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội…Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo cấp cao các nước sẽ trao đổi và thống nhất các biện pháp quan trọng nhằm củng cố tin cậy chính trị, nâng cao tính chiến lược trong các nội hàm hợp tác, làm mới những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế - thương mại - đầu tư, lao động, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch… Đồng thời, tạo động lực, tạo đột phá trong các lĩnh vực tiềm năng và quan trọng như quốc phòng, an ninh, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, kết nối giao thông vận tải… Các hoạt động song phương của Thủ tướng Chính phủ tại Thụy Sĩ, đối tác có vị trí quan trọng hàng đầu của trong Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), sẽ góp phần thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác tài chính, phát triển trung tâm tài chính quốc tế, công nghệ, đổi mới sáng tạo… Ở góc độ đa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55 với chủ đề "Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh" sẽ truyền tải những thông điệp quan trọng về quyết tâm, khát vọng và tầm nhìn của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển chiến lược trong 20 năm tới. Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ chủ trì nhiều cuộc trao đổi về những chủ đề thiết thực, gắn với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, nhất là thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ứng dụng AI trong sản xuất thông minh, phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, ứng dụng AI và các công nghệ mới trong ngành y tế và dược phẩm...Doanh nghiệp chi hơn 7.000 tỉ đồng chia cổ tức trước kỳ nghỉ lễ
Trước đó, trong trận tranh hạng ba, đội bóng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vượt qua đội bóng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tỷ số 1-0.
Những điều cần biết khi mua card đồ họa đã qua sử dụng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Cầu Tân Kỳ Tân Quý bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát, có tổng chiều dài 224,8m. Trong đó, cầu chính dài 82,9m, rộng 16m với 4 làn xe. Hiện cây cầu đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn các hạng mục cuối như dọn dẹp mặt bằng, lắp đặt biển báo cũng đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ để đưa vào thông xe vào ngày 21.1.
Những tấm lòng vàng 28.7.2022
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.