Sao nữ của Dĩ Ái Vi Doanh vào 'tứ đại phèn nữ' vì gu thời trang
Giai đoạn 3 của dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy sẽ gồm hạng mục cầu vượt trên đường Vành đai 2 - nhánh phải và cầu Kỳ Hà 3 - nhánh phải gồm 4 làn xe.Nút giao Mỹ Thủy kết nối các tuyến đường lớn gồm Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Võ Chí Công - cầu Phú Mỹ trên Vành đai 2. Do là cửa ngõ ra vào cảng Cát Lái - cảng có sản lượng hàng hóa lớn nhất nước, khu vực này có mật độ xe container dày đặc. Nhiều năm nay, nút giao này là điểm nóng ùn tắc, tai nạn giao thông ở TP.HCM. Ông Lê Ngọc Hùng - Phó trưởng ban Ban Giao thông cho biết: Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng nút giao Mỹ Thủy hoàn chỉnh nhằm tăng năng lực thông hành qua nút giao, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các trục đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống và đường Vành đai 2 (nay là đường Võ Chí Công). Từ đó, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng tăng trong khu vực, đặc biệt là khu vực cầu Phú Mỹ và cụm cảng Cát Lái; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng có thiết kế hoàn chỉnh với quy mô nút giao 3 tầng. Các hạng mục chính của dự án gồm có cầu vượt qua nút giao theo hướng đường Võ Chí Công đáp ứng 8 làn xe ô tô; xây dựng cầu vượt rẽ trái hướng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng hầm chui rẽ trái hướng từ đường Võ Chí Công đi Cát Lái đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng cầu Kỳ Hà 3 đáp ứng 8 làn xe ô tô, xây dựng cầu Kỳ Hà 4 hướng Võ Chí Công rẽ phải về Cát Lái đáp ứng 3 làn xe.Bên cạnh đó, xây dựng các nhánh đường dưới dạ cầu để phân tách và đảm bảo an toàn cho xe 2 bánh lưu thông. Giai đoạn 3 dự án sẽ được chủ đầu tư nỗ lực hạn chế ảnh hưởng thấp nhất đến việc đi lại của người dân, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào 30.4.2026."Việc hoàn thành toàn bộ dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy cùng với việc tiếp tục triển khai các công trình nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Lương Định Của, tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hoàn thành nút giao An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu… sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái và cửa ngõ phía đông thành phố" - ông Lê Ngọc Hùng nhấn mạnh.Để có thể hoàn thành các dự án trên, Ban Giao thông mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các sở ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của TP.Thủ Đức trong việc bàn giao 100% mặt bằng để thi công các hạng mục còn lại của giai đoạn 1, giai đoạn 2 trước 30.4. Đơn vị này cũng sẽ cùng các đơn vị liên quan, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như nút giao An Phú, cầu Tăng Long vào cuối năm nay.Liên quan công tác giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Mai Hữu Quyết thông tin: Tổng diện đất thu hồi làm dự án nút giao Mỹ Thủy hơn 166.000 m2 với 195 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, địa phương đã chi trả đền bù cho 169 hộ với tổng số tiền hơn 1.200 tỉ đồng. Hiện còn một số trường hợp chưa bàn giao mặt bằng do vướng tranh chấp, chồng ranh... nên TP.Thủ Đức đang tập trung giải quyết, dự kiến hoàn tất công tác đền bù trong quý 2 năm nay.1.000 suất học bổng du học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Nga
U.17 Việt Nam là đội tuyển sẽ nổ phát súng đầu tiên cho bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025, khi chuẩn bị bước tới vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Tại sân chơi này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.Đây là bảng đấu được đánh giá là khó nhằn với U.17 Việt Nam, bởi U.17 Nhật Bản là đương kim vô địch giải đấu, trong khi các đội trẻ đến từ Úc, UAE đều thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất khu vực. Tuy nhiên ở sân chơi trẻ, bất ngờ có thể xảy ra. Năm 2016, U.17 Việt Nam cũng nằm cùng bảng U.17 Nhật Bản và U.17 Úc, nhưng sau đó đã đoạt vé vào tứ kết.Nếu lặp lại thành tích vào tứ kết ở giải năm nay, U.17 Việt Nam sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé dự U.17 World Cup. Bởi vậy, công tác chuẩn bị đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tiến hành từ bây giờ.Băng ghế huấn luyện của U.17 Việt Nam sẽ thay đổi "thuyền trưởng". Ban đầu, HLV Cristiano Roland (người dẫn dắt đội suốt nửa năm qua) được chờ đợi sẽ huấn luyện U.17 Việt Nam ở vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Song, ông Roland vừa được bổ nhiệm ngồi ghế giám đốc kỹ thuật CLB Đà Nẵng, nên sẽ không nắm quyền tại U.17 Việt Nam.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, VFF đang lên danh sách ứng viên cho ghế HLV trưởng U.17 Việt Nam. Trong đó, ứng viên sáng giá nhất là một chiến lược gia Nhật Bản, từng dẫn dắt đội U.16 Nhật Bản và có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, giảng dạy bóng đá và làm việc cho Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA). Ứng viên này đang được các phòng ban chuyên môn của VFF nghiên cứu kỹ lưỡng để tuyển chọn cho U.17 Việt Nam.Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là lần đầu tiên sau 9 năm, một đội trẻ nam của Việt Nam được huấn luyện bởi chiến lược gia Nhật Bản. Quãng thời gian gần nhất một HLV Nhật Bản bén duyên với bóng đá trẻ nam của Việt Nam là giai đoạn 2014 - 2016, khi ông Toshiya Miura kiêm nhiệm HLV trưởng của cả đội tuyển quốc gia, U.23 và Olympic Việt Nam. Sau thời ông Miura, vị trí HLV trưởng các đội U.17 và U.20 Việt Nam thường được giao cho thầy nội. HLV Hoàng Anh Tuấn là người giàu kinh nghiệm nhất với các đội tuyển trẻ Việt Nam, cũng là "thuyền trưởng" của U.17 Việt Nam tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Các đội tuyển U.17 và U.20 Việt Nam được xem như cái nôi rèn giũa nhân tài cho đội tuyển quốc gia. Dù vậy trong năm 2024, ghế HLV ở các đội này liên tục đổi chủ.Đơn cử ở đội U.17 Việt Nam, HLV Trần Minh Chiến đã dẫn dắt cầu thủ tham dự giải Đông Nam Á trong năm 2024, nhưng sau đó người cầm lái ở vòng loại U.17 châu Á 2025 lại là HLV Roland.Hay ở đội U.20 Việt Nam, ông Hứa Hiền Vinh là người huấn luyện ở các giải Đông Nam Á và vòng loại châu Á. Sau khi đội dừng bước ở vòng loại, chiếc ghế này hiện để trống.Để đảm bảo sự ổn định và xuyên suốt cho các đội tuyển trẻ, VFF cần bổ nhiệm HLV làm việc lâu dài, với chiến lược nhất quán để định hình lối chơi cho các cầu thủ trẻ. HLV đội trẻ cùng với HLV Kim Sang-sik cũng cần làm việc chặt chẽ để đảm bảo sự thông suốt, giúp các tài năng trẻ có hành trang vững vàng cho mục tiêu khoác áo đội tuyển Việt Nam sau này.
Đường dây 500kV 'đua' tiến độ
Đối với Hà Nội, hôm nay cũng là ngày ô nhiễm nhất trong tuần. Trong 3 ngày trước đó, mức độ ô nhiễm từ 113 - 156 µm/m3, còn 3 ngày tiếp theo sẽ giảm dần từ 123 - 104 µm/m3.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Bán ế, xe máy nhập từ Thái Lan dáng cổ điển giảm giá 10 triệu đồng
AFP ngày 7.1 đưa tin Tencent và CATL đã bị đưa vào danh sách các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ. Quyết định sẽ được công bố chính thức vào ngày 7.1 (giờ Mỹ).Tencent là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, điều hành "siêu ứng dụng" WeChat cùng với các dịch vụ khác như trò chơi điện tử, phát sóng trực tuyến nội dung và dịch vụ đám mây.CATL cũng là một công ty lớn của Trung Quốc, sản xuất hơn một phần ba pin xe điện được bán trên thế giới. Các loại pin của CATL được sử dụng trong các mẫu xe từ nhiều nhà sản xuất nước ngoài bao gồm Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Honda và Hyundai.Một phát ngôn viên của Tencent cho biết việc công ty này bị đưa vào danh sách "rõ ràng là một sai lầm" và "chúng tôi không phải là công ty hoặc nhà cung cấp quân sự"."Không giống như các lệnh trừng phạt hoặc kiểm soát xuất khẩu, danh sách này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để giải quyết mọi hiểu lầm", người phát ngôn này nói thêm.Đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia cho năm tài chính 2021 yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải xác định các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tại Mỹ và nộp danh sách lên quốc hội. Trong đó, phần danh sách không thuộc dạng thông tin mật sẽ được công bố trên Công báo Liên bang.Danh sách này không có tác động pháp lý trực tiếp đến các công ty đang bị nghi ngờ, nhưng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của họ và các công ty niêm yết đã từng khởi kiện về việc bị liệt vào danh sách.Chính phủ Trung Quốc chưa phản ứng về động thái mới nhất đối với Tencent và CATL. Trong những năm qua, Mỹ đã triển khai các biện pháp nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia và lo ngại rằng công nghệ có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.