Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng rớt sâu trong phiên hơn 1 tỉ USD giao dịch
Sau đây, Clarissa Berry, chuyên gia dinh dưỡng người Anh, đề xuất 5 mẹo quan trọng để tăng cường ham muốn tình dục, theo nhật báo Anh Express.Hải Phòng: Bị phạt 5 triệu đồng vì đăng nội dung xuyên tạc, xúc phạm công an
Ngày 2.1, Công an TP.Đà Lạt thông tin, đơn vị vừa triệt phá một nhóm nghi phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại một villa trên địa bàn P.9, TP.Đà Lạt, thu giữ gần 500 viên thuốc lắc và hơn 1 kg ma túy Ketamin.Vào khoảng 5 giờ ngày 1.1.2025, công an bất ngờ kiểm tra một villa cho thuê trên địa bàn P.9, TP.Đà Lạt, phát hiện 8 nam nữ đang có biểu hiện "phê" ma túy. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy những người này đều dương tính với ma túy.Khám xét toàn bộ villa, cơ quan công an phát hiện gần 500 viên ma túy tổng hợp và hơn 1 kg Ketamin được giấu kín trong các tủ quần áo.Qua làm việc bước đầu, công an xác định 8 người liên quan gồm: Lê Thị Huyền Trân (27 tuổi), Đỗ Thị Ngọc Bích (28 tuổi, cùng ở Khánh Hòa), Đinh Huỳnh Phúc (27 tuổi, ở Tiền Giang), Nguyễn Bùi Đoan Trang (17 tuổi, ở Bình Dương), Lê Thanh Tâm (31 tuổi, ở Đắk Lắk), Phan Nguyễn Quốc Hưng (29 tuổi), Phùng Phạm Hoàng Công Duy (31 tuổi) và Lê Huỳnh Quỳnh Trân (31 tuổi, đều ở TP.Đà Lạt).Trong đó, Lê Thị Huyền Trân là người thuê căn villa trên với giá 20 triệu đồng/tháng để kinh doanh lưu trú từ đầu tháng 12.2024. Tuy nhiên, Huyền Trân không đón khách tự do mà để người nghiện từ nơi khác đến ở và tổ chức sử dụng ma túy. Để đối phó với lực lượng Công an, Huyền Trân cho lắp đặt hệ thống camera dày đặc để quan sát và theo dõi ngay tại phòng ngủ của mình. Sáng 31.12.2024, Trân, Phúc và Bích mang ô tô của một người bạn đi cầm cố lấy tiền để mua ma túy. Tối cùng ngày, nhóm này rủ thêm Hưng, Trang, Duy, Quỳnh Trân, Tâm đến căn villa để sử dụng ma túy. Hiện Công an TP.Đà Lạt đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Chàng trai xác sống và những kỳ nhân ‘xăm mình’ lừng danh thế giới
Chắc hẳn anh và đồng đội vẫn còn lâng lâng cảm xúc sau chiến thắng tuyệt vời ở chung kết lượt đi vào ngày 2.1?Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Đúng thế, chúng tôi cảm thấy rất vui và hứng khởi sau chiến thắng. Không khí tại sân Việt Trì thật tuyệt vời!Khán giả tò mò muốn biết, nhiều cầu thủ có cảm thấy khó ngủ không vì sau bao nhiêu năm chờ đợi, chúng ta mới lại thắng Thái Lan trên sân nhà? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Mọi người đều rất vui nhưng cũng không quên nghỉ ngơi tích cực để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng vào ngày 5.1. Trong suốt 27 năm qua, Việt Nam chưa từng thắng Thái Lan ở giải đấu chính thức, nhưng hôm qua toàn đội đã làm được điều đó. Đây là một lợi thế nhỏ trước lượt về, điều mà không chỉ đội tuyển mà tất cả người hâm mộ đều mong chờ.Anh có thể tiết lộ, HLV Kim Sang-sik đã chia sẻ những gì với học trò? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Ngay sau trận chung kết lượt đi, trong phòng thay đồ, HLV Kim nói rằng, đội tuyển Việt Nam, đã làm việc tốt, cống hiến hết mình để có được chiến thắng. Thầy cũng nhắc nhở, trận lượt đi mới chỉ là "hiệp 1", đội tuyển còn "hiệp 2" trên đất Thái Lan nên chắc chắn sẽ không dễ dàng. Cả đội cần phải tập trung, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để phục hồi thể lực và có phong độ tốt nhất cho trận đấu vào ngày 5.1.Anh nghĩ thế nào về hai ngôi sao của đội tuyển Thái Lan là Supachok, Suphanat? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Tôi nghĩ họ là những đối thủ và đồng nghiệp rất đáng tôn trọng. Đây là những cầu thủ chất lượng của Thái Lan. Chúng tôi sẽ phân tích băng để tìm ra cách đối phó hiệu quả nhất.Trung vệ Bùi Tiến Dũng đã chơi tốt cả trận nhưng cuối hiệp 2, đội tuyển Việt Nam đã để thủng lưới và anh ấy đã rất buồn. Đội tuyển đã động viên Dũng như thế nào?Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Sau trận đấu, chúng tôi sẽ xem lại băng ghi hình và ban huấn luyện sẽ phân tích kỹ lưỡng để đội tuyển có thể rút kinh nghiệm. Mặc dù tiếc nuối khi để thủng lưới một bàn, nhưng các cầu thủ sẽ phải nỗ lực hết sức vì trận đấu quan trọng phía trước.Anh có muốn nhắn nhủ gì với người hâm mộ quê nhà? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Tôi xin cảm ơn người hâm mộ tại sân Việt Trì cũng như trên toàn quốc đã luôn ủng hộ đội tuyển trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi sẽ cố gắng thi đấu hết mình để mang vinh quang về cho đất nước. Ở chung kết lượt đi, lợi thế sân nhà đã giúp chúng tôi cảm thấy tự tin hơn. Và dĩ nhiên, chúng tôi cũng phải chuẩn bị thật tốt cho trận đấu sân khách. Chúng tôi sẽ nghiên cứu đối thủ kỹ lưỡng và các cầu thủ cần sẵn sàng, tập trung để thích nghi và xây dựng chiến thuật với sự chỉ đạo của ban huấn luyện. Ai được lựa chọn thi đấu sẽ cống hiến hết mình.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 21.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một chuyến đi Grab từ cước phí 71.000 đồng bỗng thành 71 triệu đồng. Chỉ một cú chạm màn hình, số tiền 71.000 đồng bỗng thành 71 triệu. Nhưng điều khiến dư luận xôn xao không chỉ là cú chuyển khoản nhầm này, mà còn là phản ứng của tài xế GrabBike, là người đã nhận số tiền.Một nữ hành khách tại Vũng Tàu đặt xe GrabBike vào ngày 15.3. Khi thanh toán, chị vô tình nhập sai số tiền. Vì thói quen quét sinh trắc học khi giao dịch số tiền lớn, chị không kịp nhận ra sai sót.Chiều 19.3, tài xế và gia đình đến làm việc với chị tại cơ quan chức năng. Nhưng thay vì hoàn tiền ngay, gia đình tài xế yêu cầu chị công khai xin lỗi vì đã đăng tải hình ảnh và thông tin của anh lên mạng xã hội, khiến anh bị ảnh hưởng danh dự."Một viên kẹo bằng cả đĩa rau", lời quảng cáo vi diệu này có lẽ quý vị đã từng nghe đến trong thời gian qua, khi lùm xùm xoay quanh sản phẩm kẹo rau củ Kera được quảng cáo lố đã gây xôn xao trong dư luận.Thông tin này từng được người nổi tiếng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, nhưng thực tế, chính những người quảng cáo sản phẩm này, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs, vừa bị xử phạt tổng cộng 140 triệu đồng vì hành vi “quảng cáo sai sự thật”.Chuyện phạt nguội đang làm khổ nhiều tài xế khi nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đăng kiểm đúng hạn là xe sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nhiều người đang "tá hỏa" khi đi đăng kiểm bỗng phát hiện mình bị phạt nguội từ… vài năm trước. Không chỉ một, mà rất nhiều chủ xe rơi vào tình cảnh này, thậm chí có người bị truy thu đến hàng chục triệu đồng.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 22.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Lịch thi đấu và trực tiếp V-League hôm nay (8.5): Bình Dương gây sốc ở Thiên Trường?
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.