BĐBP Bình Phước phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, bảo vệ chủ quyền biên giới
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.Đến dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang.Theo đó, UBND Q.Bình Tân được xếp hạng nhất về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), đánh dấu 4 năm liên tiếp địa phương này đứng đầu trong khối UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Xếp sau lần lượt là UBND các quận Phú Nhuận, 6, 8, 11, Gò Vấp và Tân Phú.Trong nhóm sở, ban, ngành, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Sở Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, Sở Công thương và Sở An toàn thực phẩm.Ở khối ngành dọc, Công an TP.HCM đạt xếp hạng cao nhất, kế đến là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Chỉ số Chuyển đổi Số (DTI) giúp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. TP.HCM bắt đầu xếp hạng DTI cho quận, huyện và TP.Thủ Đức từ năm 2023.Năm 2024, ở nhóm đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp đứng đầu, tiếp theo là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT, Sở Y tế và Sở GD-ĐT.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Ban Dân tộc TP.HCM và Thanh tra TP.HCM.Đối với các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM xếp hạng nhất và tiếp theo là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục giữ vị trí số một năm thứ hai liên tiếp. Theo sau đó là các UBND Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân, Q.10, Q.8, Q.7.Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), TP.HCM triển khai lần đầu vào năm 2022 để đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành kinh tế của các cơ quan hành chính.Đối với ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Công an TP.HCM và Hải quan TP.HCM.Đối với nhóm sở, ban, ngành, điểm số trung bình tăng so với năm trước, đứng đầu là Sở Khoa học và Công nghệ, kế tiếp là Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, Sở TT-TT, Sở NN-PTNT và Sở Du lịch.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Q.Phú Nhuận giữ vững vị trí số một năm thứ ba liên tiếp. Theo sau đó là Q.6, Q.11, H.Cần Giờ, Q.8.Theo UBND TP.HCM, năm 2024, TP.HCM triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, bám sát nhiệm vụ trọng tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.Điển hình, với phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Chính phủ phát động ở giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, TP.HCM đã cấp 105.333 thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo. Đồng thời, số hộ nghèo, cận nghèo giảm 16.900 hộ.Hay đối với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", TP.HCM đã xây dựng, sửa chữa 575 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách (vượt 75 căn so với kế hoạch).Ở cấp địa phương, TP.HCM đã đạt được nhiều nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, như đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 7,17%, tổng thu ngân sách của TP.HCM hơn 508.500 tỉ đồng (vượt 5,3% dự toán và là lần đầu tiên nguồn thu vượt 500.000 tỉ đồng).TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh thi đua giai đoạn 2023 - 2025, hướng đến cải thiện các chỉ số PAR Index, PCI, PAPI, SIPAS, DTI và đặt mục tiêu vào top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính vào năm 2025.Ngoài ra, TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, triển khai đô thị thông minh, chính quyền điện tử và khuyến khích người dân tham gia giám sát, kiểm tra để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.'Trùm cuối' Ford Everest Platinum V6 có giá gần 1,6 tỉ đồng
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
Cholimex Food báo cáo Đại hội đồng cổ đông 2024 và tầm nhìn chiến lược 20 năm
Tỉ phú Elon Musk cho biết Grok 3 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng và dự kiến sẽ được triển khai trong "một hoặc hai tuần tới". Ông Musk mô tả Grok 3 có khả năng lý luận mạnh mẽ nhờ vào việc sử dụng dữ liệu tổng hợp, đồng thời gọi nó là "thông minh đáng sợ".Các chatbot phổ biến như ChatGPT của OpenAI và Gemini của Google hiện tại chủ yếu dựa vào dữ liệu thực tế. Mặc dù dữ liệu thực tế giúp chatbot hiểu rõ hơn về sắc thái và sự phức tạp của con người, nhưng cũng có thể dẫn đến cáo buộc đánh cắp dữ liệu và hạn chế quyền truy cập vào thông tin, từ đó làm giảm khả năng của chatbot.Trong khi đó, dữ liệu tổng hợp mà Grok 3 sử dụng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm việc giải quyết tình trạng khan hiếm dữ liệu, loại bỏ thông tin nhạy cảm, giảm thiểu thiên vị và khả năng tự phân tích lỗi. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng tạo ra nhiều ví dụ đào tạo cho chatbot.Grok 3 sẽ cạnh tranh với các sản phẩm như ChatGPT (OpenAI), Gemini (Google), Claude (Anthropic) và Llama (Meta). Ông Musk cho biết trong hội nghị rằng Grok 3 vượt trội hơn bất kỳ sản phẩm nào đã được phát hành trong các bài kiểm tra mà công ty thực hiện.Ngoài việc giới thiệu Grok 3, Elon Musk cũng đã chỉ trích OpenAI, công ty mà ông đồng sáng lập cùng Sam Altman vào năm 2015 nhưng hiện không còn nắm giữ cổ phần. Musk chỉ trích sự chuyển hướng của OpenAI sang mục tiêu lợi nhuận, nói rằng: "OpenAI được cho là mã nguồn mở, phi lợi nhuận, nhưng giờ họ đã đổi tên thành AI đóng để tối đa hóa lợi nhuận. Họ đang theo đuổi tiền ở cấp độ tiếp theo".Bình luận của Musk được đưa ra chỉ một ngày sau khi một nhóm do ông lãnh đạo đưa ra mức giá 97,4 tỉ USD cho nhánh phi lợi nhuận của OpenAI. Đáp lại, CEO Sam Altman của OpenAI đã đề nghị mua nền tảng truyền thông xã hội X mà Musk sở hữu với giá 9,74 tỉ USD.
Việc làm này cho phép Huawei vượt qua các hạn chế xuất khẩu mà chính phủ Mỹ áp đặt từ năm 2019, vốn ngăn hãng mua linh kiện từ TSMC. Giờ đây, TSMC tiếp tục phát hiện ra một công ty khác đến từ Singapore có hoạt động tương tự.Theo tờ South China Morning Post, TSMC đã buộc phải cắt đứt quan hệ với PowerAIR của Singapore. Báo cáo cho biết, cuộc điều tra về các tương tác giữa TSMC và một nhà thiết kế chip ít tên tuổi ở Singapore cho thấy có khả năng PowerAIR vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Cuộc điều tra này được TSMC tiến hành sau khi phát hiện việc PowerAIR tăng tốc cung cấp chip cho Huawei nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ.TSMC đã nhiều lần khẳng định không có ý định hỗ trợ Huawei và cam kết tuân thủ các quy định của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu. Các hạn chế xuất khẩu từ Mỹ là lý do khiến Huawei mất quyền truy cập vào các công nghệ tiên tiến từ các nhà sản xuất chip toàn cầu, buộc họ phải phụ thuộc vào SMIC của Trung Quốc - công ty cũng đang chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ. Huawei trước đó tuyên bố không nhận được bất kỳ chip nào từ TSMC kể từ khi bị trừng phạt vào năm 2020.Năm ngoái, Sophgo và công ty mẹ Bitmain khẳng định không có mối quan hệ nào với Huawei và coi những nghi ngờ từ TSMC và phía Mỹ là không có căn cứ. Về phần mình, đại diện của PowerAIR chưa đưa ra bình luận về vấn đề.
Chelsea ‘vắt chân lên cổ’ ở những ngày cuối thị trường chuyển nhượng
Phát biểu được đưa ra khi Tổng thống Putin đến thăm sở chỉ huy của Nhóm tác chiến Kursk. Theo hãng tin Tass, đây là lần đầu tiên ông Putin đến Kursk kể từ khi quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh này hồi tháng 8.2024.Trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo đã tổ chức một cuộc họp với các chỉ huy quân sự và nghe báo cáo từ Tổng tham mưu trưởng, Đại tướng Valery Gerasimov. Ông Putin cảm ơn Bộ Tổng tham mưu và các đơn vị đang chiến đấu trong khu vực vì những nỗ lực của họ.Theo Tổng thống Putin, bên cạnh mục tiêu đánh bật quân đội Ukraine ra khỏi vùng Kursk, Moscow cũng sẽ xem xét việc thiết lập một "vùng an ninh" dọc biên giới với Ukraine.Theo tướng Gerasimov, quân đội Nga trong vòng 5 ngày qua đã giành lại 259 km2 lãnh thổ, bao gồm 24 thị trấn và làng mạc. Ông báo cáo lực lượng Ukraine trong khu vực phần lớn đã bị "bao vây" và "cô lập".Tổng tham mưu trưởng Gerasimov cho biết quân đội Ukraine đã mất hơn 67.000 binh sĩ trong nỗ lực xâm nhập. Ông nói quân đội Nga đã giành lại hơn 1.100 km2, tương đương 86% diện tích mà Ukraine từng kiểm soát kể từ khi bắt đầu cuộc phản công ở vùng Kursk vào năm 2024.Chuyến thăm diễn ra chỉ vài giờ sau khi xuất hiện tin tức về việc lực lượng Ukraine đã rút khỏi Sudzha, thành phố lớn nhất do Ukraine kiểm soát ở vùng Kursk. Các video trên mạng xã hội cho thấy quân Nga treo cờ tại trung tâm thành phố. Theo một số báo cáo, các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở khu vực ngoại ô phía tây và tây bắc của Sudzha.Đầu tuần này, quân đội Nga đã tái kiểm soát 12 khu định cư và hơn 100 km2 đất trong một cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời giành lại khu công nghiệp của Sudzha. Chiến dịch này đã được chuẩn bị trong nhiều tháng, với sự tham gia của khoảng 800 binh sĩ đi bộ hàng dặm qua một đường ống dẫn khí trống để thâm nhập vào vị trí của Ukraine.Kyiv đã phát động một cuộc tấn công lớn vào khu vực Kursk hôm 6.8.2024, kiểm soát Sudzha và hàng chục ngôi làng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mục tiêu của chiến dịch là nhằm giành lợi thế cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.Tuy nhiên, bước tiến của Ukraine sau đó bị quân Nga chặn đứng và lực lượng Moscow đã dần dần giành lại lãnh thổ.