Trường Giang bối rối vì mắc lỗi ở 'Nhanh như chớp'
Chú Hiệp
Hay chị Lê Thị Xuân Thu - cựu học sinh Trường miền Nam số 8 (Tam Đảo) cùng bạn bè bồi hồi ngắm nhìn lại những kỷ vật: túi xách tay, gối thêu... ngày xưa tại triển lãm mà rưng rưng nước mắt.
Khen thưởng 2 học sinh trả điện thoại iPhone cho người đánh rơi
Ngày 2.1, UBND TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).Gần 200 đại biểu dự hội nghị đã thảo luận về thực trạng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng Tây nguyên. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay ngoài những đơn vị tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì vẫn còn tình trạng hàng kém chất lượng đang phân phối trên thị trường. Điển hình như sản phẩm liên quan đến giá đỗ ngâm hóa chất mới được phát hiện gần đây.Ông Trịnh Tấn Vinh, đại diện Thuần Trịnh Cà phê (H.Di Linh, Lâm Đồng) trăn trở, không chỉ cà phê mà nhiều mặt hàng hiện nay vẫn còn tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường. Điển hình như dịp cuối năm 2024, ông cùng đoàn đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM thấy các gian hàng trưng bày có cà phê chồn, một loại cà phê có tiếng đắt đỏ lại chỉ được bán với giá hơn 120.000 đồng/kg; trong khi đó cà phê nhân xô bình thường ở Tây nguyên cũng đã có giá trên 100.000 đồng/kg.Đồng quan điểm, ông Trần Huy Đường (trang trại Lamngbiang Farm, TP.Đà Lạt) thừa nhận, các mặt hàng rau củ, nông sản của đơn vị dù đã đạt chuẩn xuất khẩu đi Hàn Quốc nhưng lại không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước vì họ bán giá quá rẻ dù cùng chủng loại, kích cỡ.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cũng cho rằng, việc hàng hóa kém chất lượng với giá rẻ hơn xuất hiện trên thị trường là một thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải ai cũng có đủ thông tin, kiến thức để nhận diện, phân biệt hàng thật hay hàng giả nên chịu thiệt thòi. Do đó thương hiệu "tick xanh" giống như bộ nhận diện cho hàng chính hãng được các nhà phân phối kiểm chứng giúp cho người tiêu dùng thuận lợi trong lựa chọn sản phẩm.Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP.HCM phát động với mục tiêu định hướng sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Triển khai từ tháng 3.2024, đến nay đã có 8 hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia chương trình.Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương, cho biết mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng tại địa phương. Với hệ thống các nhà phân phối hiện tại, ngay từ đầu năm 2025 này chương trình sẽ được triển khai ở Tây nguyên để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sản phẩm có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước loại bỏ nhà sản xuất hàng kém chất lượng.Theo Sở Công thương TP.HCM, đến hiện tại có các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia "Tick xanh trách nhiệm" gồm Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh, Wincommerce, Kingfood Market. Tại hội nghị cũng có một số đơn vị phân phối đã tìm hiểu và sẽ đăng ký tham gia chương trình trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Sở NN-PTNT TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên với các hệ thống phân phối tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm".Sau khi ký kết, các đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với nhiều cam kết kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không cung cấp sản phẩm không an toàn, sản phẩm bẩn. Về phía người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận diện với logo "Tick xanh trách nhiệm" tại các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia chương trình.
Sau lệnh ngừng bắn vào ngày 19.1, cảnh sát Hamas xuất hiện, tuần tra đường phố trên dải đất mà phần lớn đã thành bình địa sau cuộc chiến kéo dài 15 tháng.Các tay súng của nhóm vũ trang này bảo vệ đoàn xe cứu trợ và các quan chức Hamas giám sát việc dọn dẹp đống đổ nát. Hình ảnh này đang gửi đi một thông điệp rõ ràng: Hamas đang nắm quyền.Các quan chức, nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh cho biết việc nhóm này nắm giữ quyền lực có thể thách thức việc thực hiện lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza.Ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực, chính quyền do Hamas điều hành ở Gaza đã hành động nhanh chóng. Họ đã thiết lập lại an ninh, bắt đầu khôi phục các dịch vụ cơ bản và đang xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở những khu dân cư bị phá hủy tan nát trong chiến dịch tấn công của Israel.Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chưa bày tỏ tầm nhìn về tương lai sau chiến tranh tại Gaza, nhưng ông nhấn mạnh rằng Hamas không được đóng vai trò gì. Ông Netanyahu tuyên bố rằng cả Chính quyền Palestine - một cơ quan được phương Tây hậu thuẫn, quản lý một phần Bờ Tây - cũng không đáng tin cậy với những người lãnh đạo hiện tại.Trong những tuần gần đây, các cuộc không kích của Israel đã nhắm vào các viên chức cấp thấp ở Gaza, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm phá vỡ sự kiểm soát của Hamas đối với chính quyền. Nhưng văn phòng truyền thông của chính quyền Gaza cho biết chính quyền do Hamas điều hành vẫn tiếp tục hoạt động.Giám đốc của cơ quan này cho biết Hamas muốn ngăn chặn tình trạng mất an ninh và đã triển khai khoảng 700 cảnh sát để bảo vệ các đoàn xe cứu trợ.Một nhà phân tích cho biết tình hình này khiến Israel phải lựa chọn… Hoặc là tái diễn giao tranh trong tương lai, hoặc cho phép một thỏa thuận được Hamas chấp thuận, trong đó Chính quyền Palestine nắm quyền kiểm soát.Trong khi các quan chức cấp cao của Hamas bày tỏ sự ủng hộ đối với một chính phủ đoàn kết, thì người đứng đầu Chính quyền Palestine vẫn chưa đồng ý. Cả Chính quyền Palestine và chính phủ Israel đều chưa trả lời yêu cầu bình luận.
5 tính năng thú vị sắp có trên Windows 11
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.