Cô gái làm gì ở ga tàu điện ngầm mà 'gây sốt' cộng đồng mạng?
Sự can thiệp bất thường mới nhất của ông Trump vào Trung Đông như trên diễn ra sau khi Hamas đe dọa sẽ hoãn bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân-con tin nào nữa, khiến lệnh ngừng bắn mong manh kéo dài 6 tuần có hiệu lực từ ngày 19.1 có nguy cơ bị phá vỡ, theo AFP.Mô tả động thái của Hamas là "khủng khiếp", Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng rằng ông sẽ "để Israel quyết định" về kết cục sẽ xảy ra với lệnh ngừng bắn."Nhưng theo quan điểm của tôi, nếu tất cả các con tin không được trả tự do trước 12 giờ trưa thứ bảy (ngày 15.2) - tôi nghĩ đó là thời điểm thích hợp - tôi sẽ hủy bỏ lệnh ngừng bắn.. và để địa ngục mở ra", ông Trump nhấn mạnh.Tổng thống Trump cho biết thêm ông có thể sẽ nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về mốc thời gian ông đưa ra như trên. Israel cho hay quân đội nước này đã sẵn sàng cho "mọi kịch bản có thể xảy ra".Ông Trump không nói rõ về đe dọa như trên, chỉ nói rằng "Hamas sẽ tìm ra ý của tôi." Khi được hỏi liệu có loại trừ khả năng quân đội Mỹ sẽ tham gia hay không, ông Trump trả lời: "Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra".Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hamas đối với tuyên bố trên của ông Trump.Thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas-Israel nêu rõ các đợt thả tù nhân theo từng đợt sẽ diễn ra trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 42 ngày của thỏa thuận. Tuy nhiên, phát ngôn viên Abu Ubaida của cánh vũ trang thuộc Hamas nói trong một tuyên bố hôm 10.2 rằng đợt thả con tin tiếp theo, "dự kiến diễn ra vào thứ bảy, ngày 15.2.2025, sẽ bị hoãn lại cho đến khi có thông báo mới".Ông Ubaida cho hay việc nối lại các cuộc trao đổi tù nhân-con tin "đang chờ sự tuân thủ và thực hiện các nghĩa vụ của những tuần trước của lực lượng chiếm đóng (Israel)". Hamas cáo buộc Israel không thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận ngừng bắn và vi phạm lệnh ngừng bắn.Trong một tuyên bố sau đó, Hamas nói rằng họ đã "cố ý" đưa ra thông báo như trên 5 ngày trước cuộc trao đổi tiếp theo để các bên trung gian có đủ thời gian gây sức ép buộc Israel "thực hiện nghĩa vụ của mình. Cánh cửa vẫn mở để đợt trao đổi tù nhân diễn ra theo đúng kế hoạch, một khi bên chiếm đóng tuân thủ".Cũng tại Phòng Bầu dục hôm 10.2, Tổng thống Trump còn cảnh báo sẽ dừng viện trợ cho các đồng minh Jordan và Ai Cập nếu họ từ chối tiếp nhận người Palestine theo kế hoạch gây tranh cãi của ông là Mỹ sẽ tiếp quản Gaza.Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Ai Cập ngày 10.2 bác bỏ "bất kỳ sự thỏa hiệp nào" xâm phạm đến quyền của người Palestine, trong một tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Ngoại Ai Cập Badr Abdelatty gặp người đồng cấp Mỹ tại Washington D.C.Trước đó, ông Trump đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Fox News rằng người Palestine sẽ không có quyền quay trở lại Gaza theo kế hoạch tiếp quản của Mỹ.Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục: Đổi mới sàn việc làm, giảm số lượng để nâng chất lượng
Sáng 22.2, giá vàng trong nước quay đầu giảm. Cụ thể, vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 89,4 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng, giảm 600.000 đồng so với sáng hôm qua. Các công ty kinh doanh khác như PNJ, Doji... hiện có giá bán vàng miếng ngang với Công ty SJC. Tương tự, vàng nhẫn cũng đi xuống. Chẳng hạn, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 1 chỉ, 2 chỉ được mua vào với giá 89,4 triệu đồng, bán ra 91,73 triệu đồng, giảm 600.000 đồng. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm 300.000 đồng, đưa giá mua vàng nhẫn xuống 90,1 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng...Giá vàng thế giới giảm còn 2.936,3 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 8 USD/ounce. So với mức cao kỷ lục gần 2.955 USD/ounce cách đây 2 ngày thì kim loại quý đã giảm khoảng 20 USD. Dù vậy, giá vàng vẫn đang ở mức cao và ghi nhận mức tăng 1,7% so với đầu tuần. Vàng đi xuống chủ yếu do hoạt động bán ra chốt lời. CNBC dẫn nhận định của các nhà phân tích của Commerzbank cho rằng nhu cầu về vàng hiện được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư phương Tây và các ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư ETF dường như đang nhảy vào thị trường theo trào lưu. Kim loại quý giữ đà tăng cao xuất phát từ nỗi lo căng thẳng thương mại từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày 19.2 cũng cho thấy các đề xuất chính sách ban đầu của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát gia tăng, củng cố lập trường của ngân hàng trung ương là tiếp tục hoãn hạ lãi suất thêm nữa. Điều này phần nào làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý nhưng chưa đủ mạnh để kéo giá đi xuống...
Số lượng đăng ký thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM cao kỷ lục
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.
Theo Reuters, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tốc độ phục hồi sản xuất tăng nhanh. Các phân tích cho thấy, nhu cầu dầu tại thị trường này có thể sẽ mạnh hơn trong thời gian tới. Tiềm năng tăng nhu cầu đã hỗ trợ giá dầu. Tương tự, các chỉ số kinh tế gần đây của Mỹ đã làm gia tăng lạc quan về nhu cầu dầu toàn cầu. Chuyên gia phân tích cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4 "không tệ như mong đợi" đã mang lại chút động lực cho thị trường.
3 'rào cản' khiến xe Trung Quốc BYD khó thành công tại Việt Nam
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.