'Chạy nước rút' ôn thi đánh giá năng lực để đậu ĐH sớm
Sáng 10.1, ở trận đấu trong khuôn khổ nhóm 3 bảng B vòng loại Duyên hải miền Trung giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, đội bóng ĐH Huế đã thắng đậm 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng.Trong đó, cầu thủ Diệp Dụng Bách (số 6) góp công với 2 siêu phẩm vào lưới đội bạn từ ngoài vòng cấm, giúp đội ĐH Huế giành vé vào vòng play-off với vị trí nhất nhóm 3.Đội bóng ĐH Huế nhập cuộc với thế trận áp đảo đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Ngay từ phút thứ 3 và 18, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) đã ghi 2 bàn thắng vào lưới đội bạn.Diệp Dụng Bách vào phút thứ 23 của trận đấu. Sau pha đón bóng từ đồng đội từ ngoài vòng cấm, cầu thủ số 6 đã tung cú sút căng vào góc xa của khung thành khiến thủ môn đội bạn không kịp trở tay.Phút thứ 54, Diệp Dụng Bách tiếp tục lập công giúp đội bóng ĐH Huế nâng tỷ số lên 4 - 0, cũng với bàn thắng sút xa từ ngoài vòng cấm, khoảng 20 m. Trả lời Thanh Niên sau trận đấu, Diệp Dụng Bách cho biết trong quá trình tập luyện, Bách thường xuyên thực hiện những cú sút xa vào khung thành. Nhập trận với tinh thần giành vé đi tiếp vào vòng play-off, sáng 10.1 Diệp Dụng Bách đã thi đấu với tinh thần cao nhất và tận dụng những cơ hội để làm bàn."Sút xa là sở trường của tôi. Lúc trên sân tập, tôi thường có những cú sút xa gây bất ngờ cho thủ môn. Diễn biến trận đấu hôm nay đúng với ý đồ của ban huấn luyện đội bóng cũng như sở trường của tôi", cầu thủ 19 tuổi đội bóng ĐH Huế nói.Diệp Dụng Bách hiện đang theo học tại khoa Giáo dục thể chất – ĐH Huế. Với tỉ số chung cuộc 5-0, ĐH Huế chính thức giành vé đi tiếp vào vòng play-off. "Tôi sẽ cùng với đồng đội thi đấu hết mình để giành chiếc vé vào chơi vòng chung kết", Bách nêu quyết tâm.Cùng góp công với cú đúp bàn thắng từ rất sớm vào lưới đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) đội bóng ĐH Huế khẳng định sẽ tiếp tục thi đấu hết sức để cùng đồng đội vào TP.HCM đá vòng chung kết.Dấu hiệu nhận biết đến lúc nâng cấp máy tính
Thông thường từ trung tuần tháng 2 hàng năm, Nam bộ sẽ bắt đầu xuất hiện nắng nóng một vài nơi tại các tỉnh miền Đông. Tuy nhiên, trong năm nay nắng nóng xuất hiện sớm tại các tỉnh Nam bộ, điều này cũng giống như những năm El Nino mạnh (2015 - 2016 hay 2019 - 2020).
Định giá đất bỏ quên nhiều chi phí hợp lý
Một số doanh nghiệp niêm yết công bố chương trình phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá rẻ so với trên sàn. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) sẽ phát hành ESOP trong quý 1/2025 với số lượng hơn 19,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,3642%. Cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, sau mỗi năm sẽ có 50% số cổ phiếu đã mua được tự do chuyển nhượng. Giá bán cho các nhân viên là 10.000 đồng/cổ phiếu. Chương trình bán cổ phiếu giá rẻ cho nhân viên đã được Thế giới Di động thực hiện hơn chục năm qua. Với giá chào bán là 10.000 đồng, nhân viên của công ty được mua rẻ hơn 50.000 đồng so với giá cổ phiếu MWG đang giao dịch trên sàn. Tổng cộng các nhân viên chỉ bỏ ra gần 200 tỉ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu có trị giá hơn 1.200 tỉ đồng. Trong đó, theo danh sách hơn 300 người lao động được mua cổ phiếu đợt này, ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên HĐQT - Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Thế giới Di động (công ty con của MWG) đang vận hành hai chuỗi bán lẻ Thế giới Di động và Điện máy Xanh - là người được mua nhiều nhất với hơn 1,6 triệu cổ phiếu MWG. Như vậy, ông Đoàn Văn Hiểu Em chỉ cần chi 16 tỉ đồng để mua cổ phiếu có trị giá lên hơn 96 tỉ đồng.Trong nhiều kỳ đại hội cổ đông, các nhà đầu tư đã lên tiếng chất vấn lãnh đạo MWG về kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP liên tục này. Mới nhất, trong cuộc gặp nhà đầu tư tháng 2, chủ đề này cũng được quan tâm. Chủ tịch HĐQT công ty - ông Nguyễn Đức Tài cho biết có thể thay đổi chính sách ESOP năm 2025 theo hướng sẽ cân đối lại lợi ích giữa các cổ đông và những lãnh đạo của công ty.Ngoài Thế giới Di động, mới đây Công ty cổ phần VNG (mã chứng khoán VNZ) cũng công bố nghị quyết hội đồng quản trị về kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP năm 2024. Theo đó, công ty sẽ phát hành gần 641.000 cổ phiếu cho nhân viên với mức giá 30.000 đồng, thấp hơn đến 92% so với giá trên sàn 360.000 đồng/cổ phiếu. Chương trình sẽ được triển khai trong năm 2025, với quy định hạn chế giao dịch trong vòng một năm. Hay Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (mã chứng khoán GDT) sẽ phát hành gần 1,1 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 4,55% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán cho nhân viên là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn gần 60% so với giá giao dịch trên sàn. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm đầu tiên sau phát hành và từ năm thứ ba trở đi sẽ được phép bán 50%...Việc phát hành ESOP được nhiều doanh nghiệp sử dụng xem như một chính sách để thu hút và giữ chân nhân sự. Những lãnh đạo, nhân viên của công ty được mua cổ phiếu ESOP với giá rất rẻ cũng là một phần thu nhập trong năm nhưng không bị nộp thuế thu nhập cá nhân. Chỉ khi nào cá nhân này bán ra cổ phiếu ESOP mới bị trừ thuế thu nhập cá nhân như các nhà đầu tư chứng khoán thông thường (phần thuế thu nhập cá nhân này sẽ rất thấp nếu so với mức thuế thu nhập phải đóng khi nhận lương, thưởng hàng năm). Ngược lại, đối với các cổ đông thì doanh nghiệp phát hành nhiều cổ phiếu ESOP sẽ khiến lợi ích bị giảm sút do lượng cổ phiếu bị gia tăng. Từ đó, lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) sẽ giảm đi (EPS = lợi nhuận sau thuế - cổ tức ưu đãi/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành). Số lượng cổ phiếu càng nhiều thì EPS càng giảm nếu lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra không tăng tương ứng số cổ phiếu tăng thêm.
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Hương Giang: Cứ tự tin sống với chính mình, sẽ có váy cưới dành riêng cho mình
Một số cách tiết kiệm điện đơn giản như: nên tận dụng luồng gió tự nhiên, tắt các thiết bị khi không có nhu cầu sử dụng.