Boeing tạm biệt 'Nữ hoàng bầu trời' 747
Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc.Xe 'su cóc' sang đường như tự sát, suýt gây tai nạn liên hoàn
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
Khám phá lợi ích mới từ đậu nành truyền thống
Ngày 8.1, UBND Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cho biết đã xác định được nguyên nhân nước thải màu đen đổ ra sông Cẩm Lệ từ hướng cửa xả HC3/1 (giao lộ Thăng Long - Lương Định Của) ở phía bờ bắc.Trước đó, người dân phản ánh trên mạng xã hội về tình trạng sông Cẩm Lệ ở phía đường Thăng Long (bờ bắc) có nhiều đoạn đổi màu đen, tương phản với màu nước xanh của sông. Công ty Thoát nước và xử lý nước thải (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) cho biết đơn vị đã kiểm tra, xác định vị trí nước thải tràn ra sông là cửa xả thoát nước HC3/1 thuộc tuyến thu gom nước thải trạm bơm HC3. Đặc điểm trạm bơm HC3 là trạm bơm cuối tuyến của các tuyến thu gom phía thượng lưu như tuyến thu gom nước đường Bạch Đằng, đường 2.9 (SPS12, SPS13, SPS14, TB01, TB02) chuyển tải nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân để xử lý.Qua thời gian vận hành, công ty nhận thấy trạm bơm HC3 mặc dù đã vận hành hết 3 bơm theo thiết kế nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng quá tải lúc cao điểm, dẫn đến nước thải tràn.Tình trạng này đã xảy ra hồi tháng 6.2023 (Thanh Niên đã thông tin). Công ty Thoát nước và xử lý nước thải đã có phương án xử lý tạm, hạn chế nước thải tràn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách đắp đập cát tạm tại các cửa xả, tăng khả năng lưu chứa tạm nước thải, hạn chế nước thải tràn. Đồng thời, dừng vận hành tạm thời trong giờ cao điểm để giảm thiểu tình trạng nước thải tràn; xử lý khoáng hóa, phun mùi nhằm giảm thiểu mùi hôi tại các cửa xả.Hiện công ty đã hoàn thành đắp đập cát, ngăn được tình trạng nước thải tràn tại cửa xả. Theo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải, về nguyên nhân, thời gian qua mưa kéo dài dẫn đến gia tăng lưu lượng trong hệ thống thoát nước, giảm hiệu suất vận hành trạm bơm HC3.Để giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải tại Trạm bơm HC3, UBND TP.Đà Nẵng đầu tư bổ sung trạm bơm HC3-01, hiện đã thi công và chuẩn bị bàn giao để vận hành đồng bộ.Đối với nước thải xả ra sông Cẩm Lệ tại cầu Đò Xu, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải xác định đây là vị trí hạ lưu cửa xả tuyến ống đầu ra D400 của Trạm xử lý nước thải Hòa Cường. Trạm này được đầu tư vận hành từ năm 2007 với công nghệ xử lý sinh học kỵ khí bậc 1, không có công đoạn khử trùng. Với đặc trưng của công nghệ yếm khí, nước thải sau xử lý thường có màu xám - đen; khi giao với nước sông Cẩm Lệ (có màu xanh) càng tạo sự tương phản giữa 2 màu nước. Trong thời gian đến, Trạm xử lý Hòa Cường chuyển toàn bộ nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân. Ngoài ra, đây là vị trí chân cầu Đò Xu đoạn nối tiếp hồ Đò Xu với sông Hàn. Hiện hồ Đò Xu đang bị lớp bùn đáy bồi lắng nghiêm trọng, độ cao bùn 0,59 - 1,25 m khiến quá trình phân hủy kỵ khí tại khu vực hồ làm phát sinh tình trạng nước đen và có mùi hôi. UBND TP.Đà Nẵng đã yêu cầu nghiên cứu phương án nạo vét bùn đáy 8 hồ, trong đó có hồ Đò Xu.
Các sinh viên tập trung cho đội từ năm nhất tới năm 4, đến từ các ngành như y sinh, bác sĩ thể thao, quản lý thể thao, giáo dục thể chất… Tuyệt đối, trong đội không có sinh viên đến từ chuyên ngành bóng đá.
Ngỡ ngàng với cây thông Noel 5 tầng có hình bản đồ Việt Nam
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.