$587
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nhat do nhi den phan 2 tap 8. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nhat do nhi den phan 2 tap 8.So với năm 2022, doanh số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với tăng trưởng đạt 20%, doanh số mua - bán ngoại tệ tăng 24%.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nhat do nhi den phan 2 tap 8. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nhat do nhi den phan 2 tap 8.28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả". ️
Từ khi tốt nghiệp THPT vào năm 2017, Huỳnh Châu Nhật Minh (25 tuổi), sinh sống tại 869 Âu Cơ, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM, đã quyết định theo đuổi con đường nghề trang điểm cô dâu. Trang điểm tự do không giống như các công việc văn phòng hay những nghề nghiệp khác với chế độ lương, thưởng tết cố định, mà Minh phải tự lập kế hoạch và tìm kiếm khách hàng để duy trì thu nhập.Minh cho biết công việc trang điểm tự không có thu nhập ổn định theo tháng, mà thay vào đó là sự biến động phụ thuộc vào mùa vụ cưới hỏi. Trung bình mỗi tháng, Minh kiếm được khoảng 15 triệu đồng. Tuy nhiên, vào những tháng cận Tết Nguyên đán, khi mùa cưới hỏi trở nên sôi động, thu nhập có thể tăng gấp đôi, giúp Minh có một khoản tiền khá.Tuy nhiên, trong mỗi dịp tết đến, Minh lại là người lặng lẽ giữa những cuộc trò chuyện vui vẻ của bạn bè về các khoản tiền thưởng tết. Họ chia sẻ về những món quà hay phần thưởng nhận được từ công ty, nhưng Minh lại không có cơ hội để tham gia vào những câu chuyện ấy. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ nhận được một phần thưởng tết nào.Tuy nhiên, điều đó không khiến Minh cảm thấy buồn bã. Thay vào đó, cô luôn tận dụng thời gian cận tết để tranh thủ nhận nhiều khách hàng hơn.Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tự do, Trần Hữu Phát (29 tuổi, nghệ danh Eris Trần), đã khẳng định vị trí vững chắc trong ngành diễn họa thời trang. Bắt đầu sự nghiệp từ khi còn là sinh viên năm thứ ba tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, Phát đã có cơ hội hợp tác với những thương hiệu nổi tiếng như: Cartier, Chanel, Dior, Burberry và Iris van Herpen…"Công việc của một nghệ sĩ diễn họa thời trang là vẽ lại các mẫu thiết kế từ sàn catwalk, phục vụ cho mục đích truyền thông của thương hiệu. Ngoài ra, mình còn nhận ý tưởng từ các nhà thiết kế và truyền đạt chúng qua bản vẽ", Phát chia sẻ.Phát cho biết không quá bận tâm đến việc nhận thưởng tết. Việc tự do lựa chọn công việc và tự chủ nguồn thu nhập chính là điều Phát coi trọng nhất trong suốt 10 năm qua."Là freelancer giúp mình có thể làm việc theo sở thích, tự quyết định thời gian và công việc. Thưởng tết không phải là điều quan trọng đối với mình," Phát chia sẻ.Nhiều năm làm tự do anh Nguyễn Thiệu Toàn (30 tuổi), cho biết chưa bao giờ cảm thấy chạnh lòng về việc không được thưởng tết. Giá trị thưởng tết phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù ngành và mức độ áp lực công việc. Thưởng tết là phần thưởng cho sự nỗ lực vì nhân sự đã không bỏ cuộc giữa chừng dù công việc có khắc nghiệt.“Với freelancer, phần thưởng được định nghĩa khác. Đó là sự tự do, chủ động thời gian và đa dạng hóa trải nghiệm. Những người làm công ty 8 tiếng đồng hồ/ngày sẽ chạnh lòng khi nhìn thấy freelancer có được những phần thưởng đó hay không?”, anh Toàn chia sẻ.Anh Toàn cho biết với lĩnh vực marketing thay vì phải tập trung vào 1 công việc thì có thể làm đa dạng miễn phân chia thời gian và đảm bảo tiến độ. Cùng với sự trợ giúp của AI (trí tuệ nhân tạo), một người làm marketing tự do có thể thu nhập gấp vài lần khi cố định ở công ty, nhưng lại được tự do tuyệt đối. “Tưởng tượng, một ngày bạn thấy chán và áp lực, có thể bắt xe lên Đà Lạt ở một tuần mà vẫn có thể theo sát công việc. Khi đó bạn sẽ cảm thấy làm freelancer thật tuyệt vời và khoảng thưởng tết không còn quan trọng”, anh Toàn chia sẻ.Tiến sĩ Phan Thế Anh, Giám đốc chương trình marketing Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương) cho biết thưởng tết là một khoản khích lệ quan trọng đối với nhiều người làm công ăn lương. Tuy nhiên, với nhiều freelancer, khái niệm này không tồn tại theo nghĩa truyền thống.Theo tiến sĩ Thế Anh điều này không có nghĩa là họ thiệt thòi. Thay vào đó, lại có những giá trị khác, thậm chí còn lớn hơn để bù đắp là sự chủ động về thu nhập. Thay vì chờ đợi một khoản tiền cố định vào cuối năm, freelancer có thể tự quyết định số tiền mình kiếm được. “Họ có thể nhận nhiều dự án hơn, tăng giá dịch vụ vào những thời điểm nhu cầu thị trường cao như dịp cuối năm. Đây là cơ hội để họ tự gia tăng thu nhập và tạo ra tiền thưởng cho chính mình khi những người khác nghỉ ngơi và đang có tâm lý nghỉ tết sớm”, tiến sĩ Thế Anh nói.Tiến sĩ Thế Anh cho biết freelancer có thể tham gia các khóa học trực tuyến từ các nền tảng như Coursera, Udemy hoặc LinkedIn Learning để học hỏi thêm kiến thức về quản trị tài chính, marketing kỹ thuật số, hoặc cách phát triển doanh nghiệp cá nhân. Những kiến thức này sẽ là nền tảng quan trọng để họ định hướng sự nghiệp lâu dài, tối ưu hóa thu nhập và giảm thiểu rủi ro khi làm việc tự do.Theo ông Vũ Bảo Thắng, sáng lập và giám đốc điều hành Meta Ecom Group cho biết nếu trong trường hợp thu nhập của freelancer quá khiêm tốn và tiền tiết kiệm chi tiêu tết không được nhiều thì hãy chuẩn bị thật kỹ từ trước. Freelancer nên xây dựng các dòng tiền, thu nhập thụ động.“Có rất nhiều công việc có thể đem lại những dòng thu nhập thụ động ví dụ như: viết ứng dụng, làm nội dung sáng tạo… Khi có những khoản thu nhập thụ động này, các freelancer cũng không phải quá bận tâm với việc có thưởng tết hay không nữa”, ông Thắng chia sẻ.Ông Thắng cho biết các hoạt động thưởng và đặc biệt là thưởng tết sẽ được doanh nghiệp dành cho các nhân viên chính thức nhằm khích lệ động viên sau một năm cống hiến. Việc này giúp họ có thêm động lực cho một năm làm việc mới, cũng như lộ trình gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.“Trong khi công việc cho freelancer thường ngắn hạn và hợp đồng cộng tác viên theo dự án (đặc thù có thể nhận việc tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác nhau). Theo chủ quan của tôi thì trong tương lai các doanh nghiệp cũng sẽ không có nhiều thay đổi về chính sách thưởng cho nhóm freelancer”, ông Thắng nhận định. ️
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ. ️