Người mẹ đón 2 con gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ về nhà: 'Quá mừng!'
Ngày 11.2, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội tổ chức chương trình "Gặp mặt thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu năm 2025", với sự tham dự của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.Tham gia buổi gặp mặt có 80 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025.Trong số 80 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025 có "bóng hồng" Lưu Thanh Vy (25 tuổi, ở P.Văn Chương, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội).Chia sẻ về việc xung phong đi lính Lưu Thanh Vy cho biết, khi tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế quốc dân đã đi làm marketing cho một công ty hơn một năm và đang theo học thạc sĩ tại trường này. Tuy nhiên, cô luôn ấp ủ ước mơ vào quân ngũ. Thanh Vy cho biết đây là một quyết định khó khăn bởi cô đã phải cân nhắc rất nhiều. Nhưng cô đã được truyền động lực từ người bố của mình là thượng tá - phi công Lưu Văn Loan (Lữ đoàn 918, Quân chủng phòng không không quân). Vì vậy mùa tuyển quân năm nay, Thanh Vy đã dừng lại công việc và học tập quyết tâm đăng ký tình nguyện lên đường tòng quân. "Ngay từ nhỏ tôi vô cùng yêu mến và thần tượng bố mình, người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và chưa bao giờ thôi mong muốn tiếp bước người cha của mình, đồng thời ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ và nguyện góp sức mình để bảo vệ Tổ quốc", Thanh Vy chia sẻ.Nói về những khó khăn sẽ phải đối mặt với phái nữ khi phải rèn luyện trong môi trường quân đội, cô vẫn bày tỏ lòng quyết tâm của mình. "Mặc dù môi trường quân đội khắc nghiệt, nhưng em sẽ nỗ lực rèn luyện phẩm chất và đạo đức cách mạng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ", Thanh Vy nói.Khi biết quyết định của con gái, bố Thanh Vy cũng khá bất ngờ nhưng vẫn ủng hộ và tự hào về con. Ông tâm sự: "Đây là niềm vinh hạnh của gia đình chúng tôi. Bản thân tôi đã có hơn 40 năm trong quân đội, nên tôi cũng mong muốn cháu nối nghiệp cha, phụng sự cho Tổ quốc. Gia đình tôi cảm thấy con đủ chín chắn, yên tâm trước quyết định nhập ngũ của con. Tôi tin rằng, trải qua thời gian tham gia quân đội, con sẽ trưởng thành hơn".Tại chương trình đã diễn ra buổi giao lưu với chủ đề "Khát vọng cống hiến - Vững bước tương lai" với sự tham gia của các vị khách mời là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động Phạm Tuân, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân.Trong câu chuyện của mình, người cựu binh anh hùng đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa đến các bạn đoàn viên thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên sẽ tiếp nối truyền thống của cha ông phấn đấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ đất nước xứng đáng với các thế hệ đi trước.Phát biểu tại chương trình, đại tá Lưu Nam Tiến, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội cho biết, năm 2025 Hà Nội có gần 4.000 thanh niên ưu tú, với tình yêu quê hương đất nước, nhiệt huyết tuổi trẻ, có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, sức khỏe đã hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ."Chúng tôi tin tưởng rằng, các đồng chí sẽ là những tấm gương tiêu biểu, những hạt nhân nòng cốt, những quân nhân ưu tú trong cơ quan quân đội nhân dân và công an nhân dân góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới", ông Tiến nói.Đồng thời ông Tiến nhắn nhủ: "Rất mong các đồng chí hãy luôn vững vàng ý chí, cho dù đây sẽ là những ngày tháng vất vả, gian khó phải xa gia đình, thay đổi từ cách ăn, nếp ngủ, sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng đầy vinh dự, tự hào được là "Bộ đội Cụ Hồ", người chiến sĩ Công an nhân dân. Chắc chắn đây sẽ là giai đoạn đáng nhớ nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời các bạn".Tại chương trình, Thành đoàn Hà Nội đã trao giấy chứng nhận và quà cho 80 thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025; tặng bằng khen của Thành đoàn Hà Nội cho 20 quân nhân xuất ngũ tiêu biểu; tặng 5 suất quà cho thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn... Tổng quà tặng tại chương trình trị giá gần 50 triệu đồng.Bán điện cho nhà hàng xóm: Doanh nghiệp được, hộ gia đình thì không
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Ngoại hạng Anh lập kỷ lục mới về chi tiêu chuyển nhượng mùa đông
Từ khoảnh khắc tỏa sáng của Phạm Hiền Tài, các tay ném khác của tuyển TP.HCM thêm phấn chấn, thi đấu hiệu quả và giành chiến thắng trước đội Sóc Trăng, đòi món nợ để thua đối thủ ở vòng loại lẫn ở chung kết nội dung 5x5.
Các mảng xơ vữa sẽ âm thầm tích tụ trên thành động mạch trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Mảng xơ vữa sẽ trở nên dày hơn, giảm độ đàn hồi và ngày càng cứng lại, dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch. Tình trạng này cũng có thể gây tổn thương động mạch và hình thành cục máu đông. Cục máu đông nếu di chuyển đến tim sẽ gây đau tim, đến não sẽ gây đột quỵ và đến phổi gây thuyên tắc phổi.Xơ vữa động mạch được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì âm thầm phát triển trong nhiều năm. Đến khi gây đau tim, đột quỵ hay thuyên tắc phổi thì người bệnh mới được đưa đến bệnh viện điều trị.Xơ vữa động mạch nhẹ thường không có biểu hiện gì. Bệnh chỉ được phát hiện khi động mạch bị hẹp lại đến mức làm gián đoạn, thậm chí tắc nghẽn lưu thông máu đến các cơ quan, mô.Các mảnh xơ vữa có thể xuất hiện ở bất kỳ động mạch nào trên cơ thể. Nếu xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch tim thì người bệnh sẽ bị đau hoặc tức ngực. Tình trạng này gọi là đau thắt ngực.Nếu xơ vữa xuất hiện trong động mạch não thì người bệnh sẽ có triệu chứng là đột ngột tê, yếu ở tay chân, khó nói, nói lắp, mất thị lực tạm thời ở một bên mắt. Đây là dấu hiệu của cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ đối diện cơn đột quỵ đe dọa tính mạng.Xơ vữa xuất hiện ở động mạch tay và chân thì sẽ gây bệnh động mạch ngoại biên. Các triệu chứng thường gặp là đau chân khi đi bộ, giảm huyết áp ở chi bị ảnh hưởng. Trường hợp xơ vữa hình thành ở động mạch thận thì người bệnh sẽ bị huyết áp cao hoặc suy thận.Những người có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch là người bị thừa cân, béo phì, có nồng độ cholesterol cao, huyết áp cao, thiếu ngủ, ít vận động và thiếu máu. Ngoài ra, hút thuốc và tiểu đường sẽ làm tổn thương niêm mạc động mạch, từ đó dễ gây xơ vữa động mạch.Để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, mọi người cần ăn uống lành mạnh, tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc giàu protein. Ngoài ra, mọi người cũng cần tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết và tránh xa thuốc lá, theo Verywell Health.
Thêm một nhà hàng karaoke ở TP.HCM có tiếp viên ‘thiếu vải’ bị xử lý
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.