Nếu có ý định du lịch ở nước này thì cần lưu ý nhiều điều...
Các nhà nghiên cứu tại Viện Quang học, Cơ học tinh vi và Vật lý Trường Xuân (CIOMP), được cho là có vai trò chủ chốt trong các chương trình tên lửa và không gian của Trung Quốc, đã phân tích tín hiệu hồng ngoại của F-35 trong các tình huống tác chiến được mô phỏng có liên quan Đài Loan. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí bằng tiếng Trung Công nghệ Hàng không vũ trụ, theo tờ South China Morning Post hôm nay 11.2.Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi lớp phủ hấp thụ radar và bên ngoài của F-35 được làm mát đến nhiệt độ trung bình là 281 độ Kelvin (7,85 độ C) giúp máy bay tránh được các phương pháp phát hiện thông thường, thì luồng khí thải động cơ của máy bay, đạt gần 1.000 độ Kelvin, phát ra bức xạ hồng ngoại sóng trung bình mạnh hơn rất nhiều so với khung máy bay.Bằng cách tập trung vào phạm vi bước sóng 2,8-4,3 micromet, nơi nhiễu khí quyển ở mức tối thiểu, và triển khai các máy dò thủy ngân-cadmi-telluride cùng kính viễn vọng khẩu độ 300 mm, khí cầu không người lái bay lơ lửng ở độ cao 20 km có thể phát hiện ra dấu hiệu nhiệt phía sau của một chiếc F-35 cách xa hơn 1.800 km khi chiến đấu cơ tàng hình này được nhìn từ bên hông hoặc phía sau.Tuy nhiên, khả năng phát hiện từ phía trước vẫn bị giới hạn ở phạm vi 350 km do F-35 có cấu hình nhiệt phía trước giảm.Dù vậy, phát hiện trên cho thấy một lỗ hổng tiềm ẩn trong công nghệ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ và đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc theo đuổi năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, theo South China Morning Post.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với nghiên cứu trên.Zingplay - 15 năm xây dựng và lan tỏa niềm vui
Theo SCMP, thị trường smartphone Trung Quốc đang sôi động trở lại nhờ chương trình trợ cấp của chính phủ, bắt đầu từ ngày 20.1. Theo đó, người dân khi mua điện thoại thông minh, máy tính bảng và đồng hồ thông minh giá dưới 6.000 nhân dân tệ (21 triệu đồng), sẽ được hỗ trợ 15% giá trị sản phẩm, tối đa 500 nhân dân tệ (1,7 triệu đồng). Mỗi người được hưởng trợ cấp cho một sản phẩm trong mỗi danh mục. Để có thể nằm trong danh mục được trợ cấp của chính phủ, các nhà sản xuất, nhà phân phối đã đồng loạt điều chỉnh, giảm giá nhiều mẫu smartphone, giúp người dân dễ tiếp cận thiết bị cao cấp với giá hợp lý hơn. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho thấy, doanh số smartphone tại Trung Quốc từ ngày 20 đến 26.1 đã tăng vọt 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ một tuần sau khi chính sách trợ giá được triển khai, đã có hơn 9,5 triệu thiết bị được bán ra. Theo Counterpoint, chương trình trợ cấp toàn quốc đã "khơi dậy nguồn sinh khí" của thị trường di động Trung Quốc. Dự kiến chính sách này sẽ giúp doanh số bán hàng trong quý đầu tăng 2 - 3%. Theo các chuyên gia, chương trình của chính phủ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước trong bối cảnh nền kinh tế đang bị trì trệ. Cả thương hiệu di động nội địa lẫn quốc tế đều đang bị cuốn vào những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Sự bùng nổ của GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) cũng khiến cuộc đua của các thương hiệu trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, chính sách tặng tiền cho người mua smartphone gần như không áp dụng cho Apple. Các mẫu iPhone 16 mới không nằm trong danh sách được trợ cấp của chính phủ Trung Quốc do sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Mẫu iPhone 16e giá rẻ đang được một số nền tảng thương mại điện tử áp dụng mức chiết khấu riêng. Với giá dự kiến từ 4.499 nhân dân tệ (15,7 triệu đồng) và 5.499 nhân dân tệ (19,3 triệu đồng), cho bản 128 GB và 256 GB, mẫu iPhone giá rẻ của Apple có thể đủ điều kiện được chính phủ trợ giá. Chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc lập tức có hiệu lực, các thương hiệu nội địa được hưởng lợi đầu tiên. Dữ liệu từ Counterpoint cho thấy, Huawei đang dẫn đầu thị trường smartphone bán chạy nhất tháng 1. Tiếp đến là Vivo, Xiaomi đứng thứ ba. Ba nhà sản xuất Trung Quốc chiếm khoảng 54% trong tổng số 29 triệu smartphone được bán ra vào tháng đầu năm 2025. Tổng doanh số trên thị trường tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc 2.000 nhân dân tệ (7 triệu đồng) đến 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng) tăng trưởng nhanh nhất. Theo giới phân tích, chương trình trợ giá lần này là một phần của kế hoạch kích cầu tiêu dùng được Bắc Kinh chuẩn bị từ sớm. Trước đó chính phủ đã triển khai loạt chính sách "thu cũ đổi mới" cho thiết bị gia dụng, xe hơi. Doanh số các mặt hàng hàng đã tăng mạnh từ tháng 9 năm ngoái. Đến đầu năm 2025, quy mô ưu đãi được mở rộng sang nhiều mặt hàng, phạm vi áp dụng toàn quốc thay vì một số tỉnh như trước. Ước tính chính phủ Trung Quốc đã chi khoảng 11,05 tỉ USD cho chương trình kích cầu tiêu dùng này. Tuy nhiên hiệu quả lâu dài của nó vẫn khiến giới phân tích hoài nghi. Nhiều người lo ngại thị trường sẽ mất cân bằng khi chương trình ưu đãi của chính phủ kết thúc. Ngoài ra, các thương hiệu lớn như Huawei, Xiaomi đang mở rộng thị phần nhờ chính sách của nhà nước nhưng các công ty nhỏ hơn khó có thể duy trì cạnh tranh. Nếu không có các biện pháp phù hợp, thị trường có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc trợ giá, tạo ra tiền lệ xấu trong tương lai.
Trận ‘xông đất’ V-League 2022, Nam Định chiến HAGL vì sao hấp dẫn?
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Ngày 10.1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Bùi Văn Hải (44 tuổi, quê tại H.Quảng Xương, Thanh Hóa; ngụ tại P.An Hòa, TP.Rạch Giá, Kiên Giang), Giám đốc Công ty CP kinh doanh bất động sản Song Vi VN Group, để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, với tư cách là Giám đốc Công ty CP kinh doanh bất động sản Song Vi VN Group, từ tháng 4.2022 đến tháng 9.2023, Bùi Văn Hải đã đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật về dự án Trung tâm thương mại và nhà phố Eden (dự án tại P.Nam Ngạn, TP.Thanh Hóa) để ký hợp đồng hỗ trợ tài chính với bà T.T.N (ngụ H.Quỳnh Lưu, Nghệ An), qua đó chiếm đoạt của bà N. khoảng 2,7 tỉ đồng.Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết vụ án đang được điều tra mở rộng và sẽ xử lý nghiêm cá nhân vi phạm.Được biết, Song Vi VN Group được thành lập năm 2020, và là công ty con của Công ty TNHH Tâm Trí Tài Thanh Hóa (địa chỉ tại H.Quảng Xương, Thanh Hóa).Thời gian qua doanh nghiệp này cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện ra mắt hợp tác với các doanh nghiệp khác để phân phối sản phẩm bất động sản tại tỉnh Thanh Hóa, như: dự án khu đô thị nhà ở, thương mại, dịch vụ TX.Bỉm Sơn (TNR Stars Bỉm Sơn); Trung tâm thương mại, nhà phố Eden; dự án Paris Elysor Thanh Hóa...
Chàng trai về quê dựng chòi, làm khu vườn rau xanh mướt
Apple giới thiệu trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Apple Intelligence từ năm ngoái, ban đầu chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Sau đó, hãng thông báo sẽ sớm mở rộng hỗ trợ thêm các ngôn ngữ mới gồm Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc, cùng với tiếng Anh-Ấn và Anh-Singapore.Trong báo cáo tài chính quý 4/2024 vừa được hãng công bố, CEO Tim Cook xác nhận Apple sẽ cập nhật nhóm ngôn ngữ trên cho Apple Intelligence trong bản cập nhật iOS 18 ra mắt vào tháng 4. Cùng với việc thêm nhiều ngôn ngữ, trí tuệ nhân tạo của Apple sẽ được ra mắt chính thức tại các quốc gia châu Âu, trong đó có toàn bộ 27 thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nguyên nhân chính của sự chậm trễ là những tác động từ Đạo luật Thị trường số (DMA) do liên minh này ban hành, nhưng chỉ ảnh hưởng tới iPhone và iPad. Các mẫu MacBook có Apple Intelligence đã bán tại EU trước đó.Nhiều thông tin xác nhận bản cập nhật ra mắt vào tháng 4 sẽ là iOS 18.4 và iPadOS 18.4. Trong phiên bản này, Siri được cho là sẽ tích hợp sâu hơn Apple Intelligence để có khả năng thấu hiểu người dùng ở mức độ cao hơn, học hỏi từ tương tác, ghi nhớ sở thích, truy cập dữ liệu trên màn hình... để đưa ra phản hồi chính xác, có tính cá nhân hóa cao.Trước đó, trong một thông báo vào tháng 9.2024, không lâu sau khi ra mắt iOS 18, hãng cho biết nhiều ngôn ngữ sẽ khả dụng với Apple Intelligence từ năm 2025, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên ở phần chia sẻ trong buổi công bố báo cáo tài chính, tiếng Việt không được đề cập ở gói ngôn ngữ sẽ có vào tháng 4 sắp tới.Tiếng Việt chưa từng là ngôn ngữ ưu tiên của Apple khi đến tận thời điểm này, sau nhiều năm ra mắt Siri và CEO Tim Cook không dưới một lần khẳng định Việt Nam là thị trường phát triển nhanh của hãng, trợ lý ảo của Apple vẫn chưa có tiếng Việt. Thậm chí, bộ gõ tiếng Việt trên iPhone, MacBook liên tục gặp lỗi đã nhiều năm nhưng hãng cũng không có động thái khắc phục, xử lý.