'Soi' VinFast VF5 Plus bản thương mại sắp đến tay khách Việt
Theo báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), con số này tăng 8,2% so với năm 2023 và 25,5% so với năm 2019 - năm trước đại dịch Covid-19.Năm 2023 đánh dấu một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nhiều hoạt động giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa đã diễn ra trong suốt năm.Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương đã thăm chính thức Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Song song đó, JNTO đã triển khai chiến dịch "Quảng bá du lịch Nhật Bản", bổ nhiệm gia đình Nhi Thắng làm Đại sứ cho chiến dịch. Các hoạt động như sản xuất video quảng bá, dán áp phích lớn tại Đại sứ quán Nhật Bản và Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM đã thu hút đáng kể.Trong năm 2024, số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản cao nhất vào tháng 3 (đạt 67.475 lượt) và thấp nhất vào tháng 12 (40.000 lượt, ước tính). Sự gia tăng mạnh mẽ trong mùa hoa anh đào và lá đỏ nhấn mạnh sự thu hút của các mùa du lịch trọng điểm.Tính chung, JNTO ghi nhận sự gia tăng 25,5% so với năm 2019 - năm cao điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khi du khách chủ yếu tập trung ở Tokyo, Osaka và Kyoto, JNTO đang tiến hành giới thiệu những điểm đến địa phương nhằm giảm tải tắc nghẽn du lịch.Từ tháng 4.2025, Nhật Bản sẽ đón chờ Triển lãm Thế giới (Expo Osaka Kansai), sự kiện dự kiến thu hút một lượng lớn khách quốc tế. JNTO kỳ vọng du khách Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào lượng khách quốc tế này. Bằng việc tăng cường quảng bá những đặc trưng địa phương, các chiến lược như "Du lịch bền vững" và "Gia tăng tiêu dùng" sẽ giúp đảm bảo mức tăng trưởng lâu dài.Số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 là bằng chứng cho mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia. Với những chiến lược và kế hoạch quảng bá mới, tương lai có thể trở thành một chương mục còn tươi sáng hơn cho du lịch hai nước trong những năm tới.Garmin trình làng đồng hồ thông minh MARQ Golfer bản giới hạn
Hệ thống treo và khả năng cách âm cũng là ưu điểm nâng cấp đáng giá trên Navara 2022
Rạng sáng mai, thời điểm 'vàng' để người Việt ngắm hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan trong ngày 11.4 là 1.400 xe, bằng với lượng xe xuất khẩu ngày trước đó. Trong đó, số phương tiện có hàng xuất khẩu là 479 xe gồm: 370 xe hoa quả, 109 xe mặt hàng khác. Số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn cuối ngày là 440 xe. Riêng mặt hàng sầu riêng vẫn xuất khẩu bình thường không bị ảnh hưởng hay giảm sút.
Ngày 2.2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), ông Bùi Văn Cư, Phó chủ tịch thường trực UBND TX.An Nhơn (Bình Định), cho biết: Vụ hoa Tết Ất Tỵ 2025, các làng hoa trong thị xã đã có doanh thu 155,6 tỉ đồng. Trong đó, mai kiểng bán được 281.884 chậu, doanh thu hơn 140,9 tỉ đồng; hoa cúc các loại tiêu thụ 31.325 chậu, doanh thu trên 14,7 tỉ đồng.Cụ thể, 2 làng mai lớn của TX.An Nhơn là làng mai Nhơn An bán được 84.800 chậu mai kiểng, doanh thu 42,4 tỉ đồng, làng mai Nhơn Phong bán 82.600 chậu mai kiểng, doanh thu 41,3 tỉ đồng; làng hoa cúc P.Bình Định thu về trên 9,3 tỉ đồng, làng hoa cúc xã Nhơn Hậu thu trên 3 tỉ đồng…Tuy nhiên, doanh thu từ hoa tết năm nay của TX.An Nhơn không bằng Tết Giáp Thìn 2024 do thời tiết lạnh kéo dài khiến mai kiểng cũng như hoa cúc chậm phát triển, nở không đúng dịp tết.TX.An Nhơn (Bình Định) được coi là "thủ phủ" của nghề trồng mai kiểng ở miền Trung, có hàng ngàn hộ dân trồng mai trên diện tích 300 ha, với khoảng 3 triệu chậu mai các loại, tập trung chủ yếu ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong. Những năm gần đây, riêng doanh thu từ cây mai tết của TX.An Nhơn đạt bình quân khoảng 100 tỉ đồng/năm.
Trồng sen trên vùng ruộng trũng
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...