Giải pháp trí tuệ nhân tạo CAD EYE ứng dụng cho nội soi đường tiêu hóa trên
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.Giải eSports Đột Kích Clan War 2023 tìm ra 11 tập thể triển vọng
Chị Trinh bắt đầu nuôi mèo từ năm 2018, đến nay nhà chị có khoảng 40 con mèo Maine Coon đủ kích cỡ. Chị kể từng nhập trực tiếp những con mèo Maine Coon từ Nga, giá khoảng 450 - 500 triệu đồng/con, 5 tháng tuổi.
New Zealand 'chân trong, chân ngoài' với AUKUS
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) cùng con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1), cách khách sạn nơi hai cha con ở không xa.Cuộc hẹn diễn ra không lâu, sau chuyến bay hơn 10.000 km của cha con ông Philippe từ Pháp về TP.HCM mang theo một nỗi niềm "tìm mẹ cho con" đầy da diết. Đường phố TP.HCM bên ngoài náo nhiệt, bên trong quán cà phê ông Philippe trầm ngâm kể về câu chuyện của gia đình mình.Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1994, vợ chồng người đàn ông Pháp có chuyến về Việt Nam để nhận con nuôi, bởi ông và vợ không thể có con. Định mệnh như sắp đặt để cô bé Vũ Thị Mai Anh đến với cuộc đời của 2 vợ chồng Pháp nhân hậu.Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về mẹ ruột.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg. Trong hồ sơ của Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 thời điểm đó có thuật lại về câu chuyện của Mai Anh chi tiết, như sau: Ngày 31.12.1994, có cô Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 đem đến cho nhà nuôi trẻ chúng tôi một bé gái mới sinh ngày 30.12.1994 (có kèm giấy chứng sinh).Vì hoàn cảnh gia đình cô không thể nuôi con được nên giao phó cho trường nuôi dưỡng và định đoạt cho cháu. Chúng tôi xin quý ban cho cháu được nhập trường Mầm Non 2 để cháu được hưởng mọi chế độ như các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khác. Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một đứa bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường...Sau đó không lâu, bé gái được bà Hằng Nga sinh ra đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron. Đứa trẻ đến với vợ chồng ông như một món quà đã khiến cho cuộc sống của ông và vợ hạnh phúc hơn, căn nhà rộn rã tiếng cười. Họ thực sự hạnh phúc khi trở thành cha mẹ và cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc một đứa con.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime. Cả gia đình lớn lên đầy hạnh phúc và yêu thương nhau.Oriane nói rằng tuổi thơ của cô đầy tuyệt vời khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi người Pháp, được họ dành những điều tốt đẹp nhất. "Gia đình chúng tôi giữ liên lạc và nhiều lần về thăm gia đình Việt Nam của em trai tôi. Chính sự gắn kết giữa 2 bên gia đình cũng là điều thôi thúc tôi muốn tìm lại mẹ ruột, tìm lại gia đình Việt Nam của mình", Oriane bày tỏ.Dẫu rằng từ nhỏ, Oriane chưa từng có ý định tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này, khi nhận được câu hỏi của cha, rằng: "Con có muốn tìm lại mẹ ruột của mình không? Nếu con đồng ý, cha sẵn lòng cùng con về Việt Nam tìm lại cội nguồn", cô gái Pháp gốc Việt đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cô gái thực sự đã quyết định tìm lại mẹ. Dù nhiều lần về lại Việt Nam, nhưng hành trình này của Oriane trở nên đặc biệt hơn khi lần đầu tiên cùng cha tìm lại mẹ ruột của mình. "Nếu có một điều muốn nói với mẹ ruột trong bài báo này, bạn sẽ nói gì?", nghe tôi hỏi, Oriane trở nên xúc động. Cô gái Pháp không nói giỏi tiếng Anh, cố gắng gõ vào điện thoại những dòng chữ trên ứng dụng phiên dịch, nhưng sự xúc động khiến tay cô cứng đờ. Thấy vậy, người cha Pháp vỗ về con gái an ủi, để con lấy lại bình tĩnh. "Con thực sự thấu hiểu được lý do vì sao mẹ bỏ rơi con và con sẽ không trách mẹ vì điều đó!", Oriane chia sẻ.Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Dự theo địa chỉ của người mẹ, bà Hương tìm đến để dò hỏi thông tin. "Tuy nhiên qua thời gian, số nhà trong hồ sơ đã đổi thành số mới. Người ở nhà và cả những người xung quanh cho biết căn nhà đã qua nhiều đời chủ, trong đó có đời chủ đã sang nước ngoài định cư", chị Hương cho biết thêm.Ông Sinh và bà Hương hy vọng nếu bà Vũ Thị Hằng Nga hay người quen có đọc được những thông tin này, xin hãy liên lạc với cô gái Pháp để cô được đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt.Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). Gia đình cô gái Pháp vô cùng biết ơn!Ông Philippe tâm sự 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông. Nuôi nấng 2 con từ nhỏ, nay con lớn không, công việc ổn định cũng như hiếu thảo với cha mẹ nuôi khiến ông hạnh phúc."Con gái tôi hiện đang làm kế toán. Con bé là người tử tế, có phần nhạy cảm. Gia đình chúng tôi rất gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tôi thực sự hy vọng sẽ tìm thấy mẹ ruột của con trên hành trình này", người cha xúc động, chia sẻ.
Chú rể Lê Xuân Hiền kể thêm: "Trước khi đến sân bóng rổ chụp ảnh thì mình đã chụp một bộ ở phim trường Cần Thơ. Hai vợ chồng mệt quá định hủy buổi chụp ở sân bóng rổ nhưng đứa em chụp hình động viên nên mình và vợ quyết định đem vali lên sân chụp tiếp. Vợ mình cũng chịu khó đi theo và không có một lời than vãn. Cô ấy cũng thích những ý tưởng sáng tạo và chụp ảnh cưới kiểu tự do, không gò bó. Nhờ vậy mà bộ ảnh cưới độc lạ này đã ra đời".
Nóng: Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Huệ tạo kỳ tích, đua thuyền Việt Nam giành 2 vé Olympic
Cửa gió điều hòa phía sau