Kinh hoàng xe đầu kéo rọi đèn pha, chạy ngược chiều trên cao tốc trong đêm
Được xem là một trong những phân khúc ô tô có giá bán hấp dẫn nhất tại Việt Nam, tuy nhiên trong năm 2024 sức mua trên thị trường ô tô từng bước hồi phục, lượng tiêu thụ ô tô cỡ nhỏ tầm giá dưới 450 triệu đồng vẫn tiếp tục sụt giảm. Trật tự cạnh tranh ở phân khúc này cũng không có nhiều sự xáo trộn khi chỉ còn lại 3 mẫu xe góp mặt.Từ một phân khúc khá sôi động và nhiều lựa chọn trên thị trường ô tô Việt Nam, ô tô cỡ nhỏ máy xăng, tầm giá dưới 450 triệu đồng những năm gần đây đang dần lụi tàn, ít lựa chọn... doanh số bán theo đó cũng tiếp tục sụt giảm trong năm 2024.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam, cho thấy trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam chỉ đạt 9.261 xe, giảm 17% tương đương 1.898 xe so với năm 2023.Đây là năm có doanh số bán hàng thấp nhất của phân khúc này trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ngoài việc ngày càng ít lựa chọn, việc những cái tên còn lại như Hyundai Grand i10, Kia Morning không có sự đổi mới… là một trong những lý do khiến ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng mất dần sức hút. Bên cạnh đó, cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô cùng sự xuất hiện của những mẫu ô tô điện giá rẻ như VinFast VF 3, Wuling Mini EV cũng khiến lợi thế của các mẫu xe cỡ nhỏ hạng A phần nào bị khỏa lấp. Chính vì vậy, ngay cả khi 2 trong số 3 mẫu xe ở phân khúc này là Hyundai Grand i10 và Kia Morning được hưởng chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 9 - 11.2024, sức mua ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam trong năm vừa qua cũng không được cải thiện.Trong số 3 mẫu xe còn lại ở phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam gồm: Hyundai Grand i10, Kia Morning và Toyota Wigo. Ngoại trừ Wigo đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số, hai cái tên còn lại dù được hưởng chính sách ưu đãi nhưng lại bán ít hơn so với năm 2023.Cụ thể, Hyundai Grand i10 vẫn là cái tên hút khách nhất ở phân khúc này nhưng tổng doanh số trong năm 2024 chỉ đạt 5.831 xe, giảm 2.113 xe so với năm 2023. Tuy nhiên, với kết quả này Hyundai Grand i10 vẫn áp đảo hoàn toàn hai đối thủ cạnh tranh khi chiếm tới hơn 62% thị phần phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam.Trong khi đó, Kia Morning - mẫu xe từng một thời đình đám nhất thị trường ô tô Việt Nam giờ đây không còn nhận được nhiều sự chú ý. Vẫn sở hữu kiểu dáng thời trang, nhiều trang bị, tính năng mới… nhưng sức hút của Morning không còn được như trước đây. Trong năm 2024, chỉ có 771 xe Kia Morning được khách hàng Việt Nam chọn mua, giảm gần 700 xe so với năm ngoái.Trái ngược với Kia Morning, Toyota Wigo với "cái mác" xe Toyota nhập khẩu cùng giá bán khá hấp dẫn vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng với gần 2.700 xe bán ra trong năm 2024, tăng gần 1.000 xe so với năm 2023. Bước sang năm 2025, phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi thị trường ngày càng cạnh tranh. Các dòng ô tô điện giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều và nhận được sự quan tâm hơn so với dòng ô tô cỡ nhỏ hạng A dùng động cơ đốt trong.Sôi động với những cuộc 'đụng độ' giáp Tết Quý Mão
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Quảng Ninh: Phạt 2 người tung tin giả liên quan đến đại tá Đinh Văn Nơi
Giá vàng cuối năm liên tục tăng và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi nguồn cung khan hiếm. Sáng nay, giá vàng trong nước đứng yên dù thế giới tiếp tục tăng khi kỳ vọng Mỹ sẽ giữ lãi suất ở mức cao. Kim loại quý đang giao dịch ở mức 2.671 USD/ounce, tăng 14 USD so với hôm qua.Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 10.1.2025, giá vàng trong nước đứng yên, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC tiếp tục niêm yết mua vàng miếng với giá 84,5 triệu đồng, bán ra 86 triệu đồng.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 cũng được Công ty SJC giữ nguyên giá mua vào 84,5 triệu đồng, bán ra 85,8 triệu đồng.Trong khi đó, Công ty PNJ tăng thêm 500.000 đồng đối với vàng nhẫn, đưa giá mua lên 85 triệu đồng, bán ra 86 triệu đồng; Công ty Phú Quý tăng 100.000 đồng, mua vào lên 84,8 triệu đồng và bán ra lên 86,1 triệu đồng…Ngày 10.1, đồng USD tăng giá trong phiên thứ ba liên tiếp khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao do lo ngại về chính sách thuế quan dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, trong khi đồng bảng Anh vẫn tiếp tục suy yếu.Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 8 đồng, hiện ở mức 24.338 đồng.Tỉ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.Tỉ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:Tỉ giá USDMua vàoBán raVietcombank25.168 đồng25.558 đồngVietinbank25.156 đồng25.556 đồngBIDV25.198 đồng25.558 đồng
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Khám phá chuỗi phở Việt có 'hương vị đích thực nhất' ở Trung Quốc
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.