Lương ngừng việc vì dịch Covid-19 được trả như thế nào?
Ngày 28.2, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM tổ chức tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý môi trường và chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Các đại biểu tham dự tọa đàm đã chia sẻ nhiều góc nhìn thực tế trong việc thu gom và phân loại rác trên địa bàn TP.HCM thời gian qua. Bên cạnh đó, chia sẻ những lợi ích của việc ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình quản lý cũng như những khó khăn của việc thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn. Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường Q.Tân Bình cho biết: Sau khi áp dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý các chủ nguồn thải thì đơn vị đã lọc ra được khoảng 2.000 trường hợp bị trùng lặp so với trước kia. Hiện nay, việc trả phí rác thải, chủ nguồn thải trả 80%, còn 20% được thành phố hỗ trợ. Việc lọc ra được sự trùng lặp này giúp ngân sách thành phố tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bên cạnh đó còn nhiều tiện ích khác cho người sử dụng và xu hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, việc thu gom và phân loại rác thời gian qua gặp không ít khó khăn về mặt chính sách. Ví dụ, các loại rác cồng kềnh chưa có quy định về đơn giá nên người thu gom khó thực hiện. Đơn giá thu gom rác từ năm 2018 đến nay chưa thay đổi, chỉ có 48.000 đồng/hộ; trong khi những người thu gom trực tiếp đã thỏa thuận được với người dân mức hiện nay là 60.000 - 70.000 đồng/hộ. Nếu áp dụng công nghệ người thu gom bị thiệt thòi và họ sẽ không chấp nhận. Ông Lê Trí Bá, Giám đốc Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh cũng đồng tình với việc số hóa dữ liệu người dùng/nguồn thải để phù hợp với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, việc thu thập đối chiếu thông tin sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Đề nghị thành phố cần có cơ sở dữ liệu người dùng chung để người dân và các đơn tham gia thu gom xử lý rác cũng như các dịch vụ khác có thể dễ dàng sử dụng. Làm sao hỗ trợ việc chuyển đổi số cho ngành rác đơn giản giống các dịch vụ điện nước...Ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Grac, đơn vị đang phối hợp với nhiều địa phương ở TP.HCM và các tỉnh thành thực hiện số hóa nguồn thải, tâm huyết: Không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước ngay cả một số bang của Mỹ cũng đổ lỗi cho việc thu gom, phân loại rác tại nguồn không thành công là do cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nhưng nó chỉ là một phần của vấn đề. Nguyên nhân chính là chúng ta không có cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải nên việc xử lý chất thải còn khó khăn. Trong khi đó mô hình thu gom rác dân lập vốn chiếm tỷ lệ đến 60% ở thành phố hiện nay ngày càng giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan.Theo quy định "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất" - (EPR), hiện nay nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp lớn muốn tham gia đồng hành cùng người dân phân loại rác tại nguồn và đưa thẳng đến các nhà máy tái chế từ túi nilon đến những loại rác có giá trị tái chế cao hơn. Các nhãn hàng này muốn phối hợp với chúng tôi thực hiện ở các chung cư và mỗi chung cư được tính chung là một nguồn thải. Đây cũng là cách xã hội hóa và tiết kiệm ngân sách rất tốt trong việc xử lý chất thải. Điều quan trọng là chúng ta cần có chính sách đủ tốt để thúc đẩy nó và sự phối hợp giữa các bên liên quan.Trung Quốc điều tra công ty thuộc Tập đoàn quản lý tài chính hàng đầu ZEG
Ngày 26.2, lực lượng chức năng Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang tiến hành trích xuất camera an ninh, truy tìm chiếc xe ben làm đổ bùn đất trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn).Theo thông tin ban đầu, hơn 21 giờ ngày 25.2, người dân sống trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) thấy nhiều bùn đất đổ tràn lan trên đường.Trích xuất camera an ninh, thời điểm trên, người dân phát hiện một chiếc xe ben chạy đến khu vực này thì nắp thùng sau xe bung ra. Bùn đất trên xe ben đổ xuống đường. Sau khi làm đổ bùn đất, chiếc xe ben tiếp tục di chuyển đi. Các phương tiện xe máy khi lưu thông qua khu vực trên bị trượt bùn té ngã."Buổi tối hạn chế tầm, nhiều người chạy xe máy đến đây bị trượt bùn liên tiếp té ngã. Có người trượt ngã va chạm xe với nhau. May mắn người gặp nạn chỉ bị trầy xước nhẹ. Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, chúng tôi phải dọn bùn đất sang hai bên vỉa hè", một người dân sống tại khu vực cho biết.Cũng theo người dân, số bùn đất bị xe ben làm đổ xuống đường khoảng hơn 4 tấn. Trong rạng sáng 26.2, đơn vị chức năng đã huy động phương tiện, công nhân tới dọn vệ sinh, di chuyển số bùn đất này đi nơi khác để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông.
Lenovo công bố thiết bị chơi game cầm tay Legion Go mới
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Trong khi đó, cầu thủ Huỳnh Nhật Trường, sinh viên năm 4 ngành dược cho biết, anh rất háo hức khi là thành viên của đội bóng tham gia giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam tổ chức vào tháng 2 tới.
Biển đảo Tây Nam: Hải trình của những trái tim yêu nước
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công khai kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam. Đây là đợt thanh tra chuyên đề về bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nội dung liên quan.Theo đó, năm 2023, công ty triển khai bán bảo hiểm thông qua một tổ chức tín dụng duy nhất là Ngân hàng TNHH Indovina (IVB). Doanh thu phí bảo hiểm triển khai qua tổ chức tín dụng đạt 22,3 tỉ đồng (tương ứng 0,8% tổng doanh thu phí bảo hiểm).Theo báo cáo của công ty, năm 2023 công ty đã chi trả chi phí cho đại lý bảo hiểm liên quan đến hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng số tiền 635,52 triệu đồng.Thanh tra chọn mẫu các khoản chi cho đại lý bảo hiểm tổ chức tín dụng năm 2023 cho thấy, có khoản chi khác (hỗ trợ đại lý bảo hiểm) số tiền 203,09 triệu đồng chưa phù hợp quy định.Cụ thể, nội dung khoản phí hỗ trợ trên hóa đơn giá trị gia tăng không thống nhất: 10 hóa đơn ghi nội dung "Phí hỗ trợ quản lý và tiếp thị", tổng số tiền 125,79 triệu đồng; 8 hóa đơn ghi nội dung "Phí hỗ trợ quản lý năm nhất", tổng số tiền là 66,22 triệu đồng; 3 hóa đơn ghi nội dung "Phí hỗ trợ hiệu quả kinh doanh", tổng số tiền là 11,07 triệu đồng. Công ty chưa cung cấp được hồ sơ, tài liệu, cơ sở để xác định nội dung dịch vụ hỗ trợ do IVB cung cấp cho công ty để được hưởng các khoản phí dịch vụ nêu trên. Công ty cũng chưa quy định tiêu chí định lượng cụ thể gắn với kết quả, thành tích về khai thác, duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chất lượng hoạt động đại lý bảo hiểm để làm căn cứ xác định tỷ lệ hỗ trợ. Khoản chi hỗ trợ nêu trên chưa được quy định trong chính sách khen thưởng, hỗ trợ đại lý, quy chế tài chính của công ty.Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, qua thanh tra chọn mẫu nội dung cuộc gọi, trong số 33 hợp đồng bảo hiểm khai thác qua kênh tổ chức tín dụng năm 2023 có 12 khách hàng là cá nhân, tổ chức Việt Nam và 8 khách hàng là cá nhân nước ngoài.Đối với 12 khách hàng là cá nhân, tổ chức Việt Nam, khi thực hiện cuộc gọi, nhân viên công ty không giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các hình thức đóng phí theo quy định về việc thăm hỏi hợp đồng mới; không có nội dung thăm hỏi về việc tư vấn của đại lý bảo hiểm để đánh giá chất lượng tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm, xác nhận về việc khách hàng tham gia bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện.Đối với 8 khách hàng là cá nhân nước ngoài, sau khi phát hành hợp đồng bảo hiểm, công ty không gọi điện thoại, không gửi email cho các khách hàng này theo quy định về việc thăm hỏi hợp đồng mới. Đoàn thanh tra kiến nghị Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tiến hành rà soát các hành vi vi phạm hành chính của công ty tại kết luận thanh tra để tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.Tổng cục Thuế (từ 1.3 là Cục Thuế) chỉ đạo cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam đôn đốc, rà soát việc thực hiện kê khai, tuân thủ quy định pháp luật về thuế đối với các khoản chi và hướng dẫn, xử lý các trường hợp tương tự.Với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam, đoàn thanh tra đề nghị rà soát, điều chỉnh hạch toán các khoản chi phí không phù hợp quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về thuế đối với khoản chi phí này để kê khai, điều chỉnh thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 theo quy định.Rà soát, tăng cường việc triển khai giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm (như thăm hỏi hợp đồng mới welcome call...), trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát việc cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu chào bán sản phẩm bảo hiểm của nhân viên trong tổ chức tín dụng, bảo đảm khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện, được tư vấn, giải thích đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm…