Bắt giám đốc công ty bất động sản Song Vi VN Group
Tại thị trường miền Bắc, giá heo hơi ghi nhận mức cao nhất 61.000 đồng/kg tại Bắc Giang, Hưng Yên; thấp nhất 59.000 đồng/kg tại Nam Định và Ninh Bình. Các tỉnh thành còn lại duy trì 60.000 đồng/kg.Cocktail tại nhà cho ngày lễ - khoảnh khắc thăng hoa dễ dàng tự tạo
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty C.P VN, nhận định: "Giá heo trong nước hiện nay tăng lên bởi nguồn cung bị hụt từ trước tết. Dịch bệnh từ năm trước khiến cho đàn heo ở một số đơn vị chăn nuôi giảm mạnh, từ đó việc phục hồi bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn heo sống nhập lậu qua biên giới đã được các lực lượng chức năng triển khai thực hiện tốt nên đã giảm được hiện tượng nhập lậu. Hiện nay giá heo xuất chuồng ở một số nước xung quanh như Thái Lan, Campuchia đã tăng lên 61.000 đồng/kg, chênh lệch không còn nhiều so với giá heo nội địa. Vì vậy khả năng nhập lậu vào VN cũng được giảm bớt. Tình hình nuôi heo đã khởi sắc nhưng lo lắng thì vẫn còn ở phía trước".
Tấm lòng nhân hậu của một người mẹ dành cho liệt sĩ
Hầu như năm nào Nhân cũng rủ các thành viên trong gia đình xúng xính quần áo đẹp để chụp hình với mai vàng tại gia. Không cần phải đi đâu xa cũng có bộ ảnh đẹp trong dịp tết.
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 8.4.2024
Cầu thủ người TP.HCM Hứa Kỳ Anh bén duyên với đội bóng phố biển Nha Trang Dolphins từ giải 3x3 vào năm ngoái (VBA 3x3 Championship 2022). Sau khi cùng CLB Nha Trang Dolphins vô địch lứa tuổi U.20, Hứa Kỳ Anh tiếp tục đồng hành cùng đội bóng này tại VBA 2023. Trên từng nấc thang sự nghiệp, tay ném sinh năm 2003 có được sự động viên lớn từ gia đình.