Những tấm lòng vàng 30.10.2023
Thống kê cho thấy có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong số này, hơn 3.800 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức; hơn 700 văn bản có nội dung cần xử lý ngay, có tính chất chung giữa các bộ.Bộ Tư pháp nhận định nếu sửa đổi, bổ sung hàng ngàn văn bản nêu trên sẽ là khối lượng công việc rất lớn, phát sinh chi phí và khó khả thi, có thể tạo khoảng trống pháp lý do không thể ban hành đúng thời hạn. Trong khi đó, Quốc hội có thể khái quát để quy định theo nguyên tắc chung và vẫn bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình.Cơ quan soạn thảo do đó đề xuất xây dựng nghị quyết với 2 chính sách lớn, nhằm kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Chính sách 1 là xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Các nội dung thuộc chính sách này bao gồm: việc sử dụng tên cơ quan, tổ chức do chuyển giao, tiếp nhận, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, đơn vị do tiếp nhận, chuyển giao hoặc sáp nhập.Ngoài ra còn giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi các cơ quan thay đổi mô hình tổ chức; việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp liên quan đến sử dụng con dấu, trụ sở làm việc, tài sản, kinh phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi có sự sắp xếp tổ chức bộ máy…Chính sách 2 là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa dự liệu được hết trong nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.Tết tiết kiệm, lì xì bao nhiêu là đủ?
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.
Ô tô điện Mercedes EQB bốc cháy khi đang sạc pin tại đại lý
Ông Sami Abu Zuhri, một thủ lĩnh cấp cao của Hamas, hôm nay 11.2 nói rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Hamas ngay lập tức thả tất cả các con tin Israel "làm phức tạp thêm vấn đề" liên quan đến lệnh ngừng bắn mong manh ở Dải Gaza."Ông Trump phải nhớ rằng có một thỏa thuận mà cả hai bên phải tôn trọng và đây là cách duy nhất để trả lại các tù nhân (con tin). Ngôn ngữ đe dọa không có giá trị gì và làm phức tạp thêm vấn đề", AFP dẫn lời ông Zuhri.Lệnh ngừng bắn giữa Hamas và Israel, có hiệu lực từ ngày 19.1, phần lớn đã ngăn chặn hơn 15 tháng giao tranh ở Gaza và theo đó, Hamas đã thả 5 nhóm con tin Israel để đổi lấy hàng trăm tù nhân Palestine khỏi các nhà tù của Israel.Tuy nhiên, căng thẳng đã tăng vọt vào tháng trước sau khi ông Trump đề xuất tiếp quản Gaza và di dời hơn 2 triệu cư dân của vùng lãnh thổ này.Đến ngày 10.2, ông Trump tiếp tục gia tăng áp lực, nói rằng ông sẽ kêu gọi chấm dứt lệnh ngừng bắn nếu tất cả các con tin Israel không được trả tự do vào trưa 15.2.Thỏa thuận ngừng bắn nêu rõ các đợt thả con tin theo từng đợt diễn ra trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 42 ngày của thỏa thuận.Cảnh báo mới nhất của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi Hamas ngày 10.2 thông báo đợt thả con tin tiếp theo sẽ bị "hoãn lại cho đến khi có thông báo mới", cáo buộc Israel không thực hiện các cam kết theo thỏa thuận ngừng bắn, bao gồm cả việc cung cấp viện trợ, theo AFP.Hamas sau đó nói rằng họ đã thông báo hoãn lại đợt thả con tin tiếp theo trước 5 ngày để các bên trung gian có thời gian thúc đẩy Israel tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn. "Cánh cửa vẫn mở để đợt trao đổi tù nhân diễn ra theo kế hoạch, một khi bên chiếm đóng tuân thủ", Hamas nhấn mạnh.Trong khi đó, ông Israel Katz, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, nói rằng thông báo của Hamas là "vi phạm hoàn toàn" thỏa thuận ngừng bắn, báo hiệu rằng giao tranh có thể tiếp diễn, theo AFP. "Tôi đã chỉ thị cho IDF (quân đội Israel) chuẩn bị ở mức báo động cao nhất cho mọi kịch bản có thể xảy ra ở Gaza", ông Katz cho hay.Sau đó, IDF thông báo họ đã nâng "mức độ sẵn sàng" xung quanh Gaza và "quyết định tăng cường đáng kể cho khu vực này".
Từ 14 giờ chiều 8.3, lễ viếng của NSƯT Quý Bình diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia phía nam (quận Gò Vấp, TP.HCM). Người dân đến viếng nam diễn viên phim Nữ bác sĩ đã có thể vào khuôn viên nhà tang lễ chờ đến lượt vào trong tiễn biệt anh. Bên ngoài sảnh chính, lực lượng bảo vệ vẫn được bố trí chặt chẽ nhằm đảm bảo trật tự và không khí trang nghiêm của tang lễ. Những người có mặt được yêu cầu không quay phim, chụp ảnh, livestream… Từ nhiều giờ trước đó, không ít khán giả yêu mến nghệ sĩ đa tài này đã có mặt tại địa điểm kể trên, chờ được vào bên trong viếng nam diễn viên - ca sĩ. Giữa thời tiết nắng nóng, đám đông tập trung lặng lẽ trong khuôn viên nhà tang lễ, kiên nhẫn chờ đợi tang quyến sắp xếp để vào khu vực phía trong tiễn biệt sao phim Dù gió có thổi. Khoảng 15 giờ, khán giả bắt đầu xếp hàng dài, lần lượt vào trong tiễn biệt nghệ sĩ 43 tuổi. Hòa cùng dòng người tiến vào nhà tang lễ, bà Liên (68 tuổi, quận Gò Vấp) chia sẻ khi xem được tin tức Quý Bình qua đời, bà rất bất ngờ và thương cho nghệ sĩ mà mình yêu mến bao năm vì anh còn quá trẻ, sự nghiệp đang nổi bật."Tôi xem nhiều phim Quý Bình đóng, Sông dài, Táo đỏ… nhiều phim lắm nhưng giờ có tuổi nên quên trước quên sau. Thích nhất là xem phim Cá rô, em yêu anh! Vì cậu ấy đóng hiền, mộc mạc và tình cảm lắm! Quý Bình là nghệ sĩ tôi yêu mến nhất, cậu ấy còn ca bolero rất tình cảm, đi vào lòng người, làm giám khảo hay MC gì tôi cũng thấy hay, thấy thích", bà tâm sự.Người hâm mộ lâu năm của nghệ sĩ quá cố xúc động: "Mình đã đến rồi thì cũng ráng đợi để vào trong thắp cho Quý Bình một nén nhang rồi mới về. Không ngờ Quý Bình đi sớm quá!'.Nhiều khán giả lớn tuổi không quản ngại đường sá đạp xe đến nhà tang lễ đến viếng nghệ sĩ Quý Bình, ông Nguyễn Văn Khê (72 tuổi, quận Gò Vấp) là một trong số đó."Tôi biết Quý Bình mắc bệnh rồi mất khi xem tin tức trên mạng. Quý Bình bệnh nặng, phải chữa trị nhưng không cho khán giả hay biết. Tôi rất bất ngờ, cậu ấy đa tài mà mất sớm quá!", ông bộc bạch. Khán giả này cho biết nhiều năm qua, ông thường theo dõi Quý Bình trên màn ảnh và yêu thích những vai diễn gần gũi của anh. Sau khi đọc được thông tin cáo phó và biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng, ông cùng người quen trong xóm đạp xe qua nhà tang lễ để tiễn biệt nam nghệ sĩ.Chiều cuối tuần, ông Đức (74 tuổi) thu xếp thời gian chạy xe từ quận 12 sang Gò Vấp viếng Quý Bình, từ biệt nam nghệ sĩ mà mình yêu mến qua nhiều vai diễn gần gũi trong Cá rô, em yêu anh!, Dù gió có thổi, Sông dài… "Quý Bình diễn rất nhiều phim hay, lâu lâu tôi còn nghe cậu ấy hát bolero. Mấy năm Quý Bình vắng bóng, tôi không còn được nghe hát, được xem phim của cậu ấy nữa, đến khi hay tin Quý Bình mất, tôi bất ngờ lắm!", khán giả này chia sẻ.NSƯT Quý Bình qua đời lúc 11 giờ ngày 6.3. Lễ viếng được tổ chức vào 14 giờ, ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu diễn ra lúc 13 giờ ngày 9.3, lễ động quan vào 13 giờ 30 cùng ngày. Sau đó linh cữu được hỏa táng tại tháp Long Thọ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Gia đình NSƯT Quý Bình xin miễn chấp điếu, không nhận hoa, phẩm vật, không tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của báo chí.Trao đổi với chúng tôi, anh trai cố nghệ sĩ cho biết những ngày cuối đời, nam diễn viên từng chia sẻ tâm nguyện muốn tổ chức tang lễ yên tĩnh, nhẹ nhàng.
Bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm trên cao tốc
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).