$888
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của debate ai. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ debate ai.Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của debate ai. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ debate ai.Ngày 20.2, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là Công ty CP bất động sản Hà Quang (chủ đầu tư dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II, ở TP.Nha Trang), người bị kiện là UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Phiên tòa đưa ra xét xử vụ việc vào ngày 17.2 và tiếp tục vào hôm nay (20.2). Sau thời gian nghị án, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CP bất động sản Hà Quang; hủy quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Với lý do quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng. Cụ thể, theo quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này. Sau đó, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa lần lượt ra 3 thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, quá trình xác định giá đất dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27.6.2024.Tuy nhiên, ngày 31.7.2024, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa trình UBND tỉnh ban hành quyết định 2282 (đính kèm biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành. Dựa vào Quyết định 2282, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Từ các cơ sở trên, tòa tuyên hủy quyết định 2282 và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Như Thanh Niên thông tin, Công ty CP bất động sản Hà Quang được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất lần đầu vào tháng 4.2004 để thực hiện dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định trên để ban hành quyết định mới và giao lại hơn 51 ha đất cho Công ty CP bất động sản Hà Quang thực hiện dự án. Đến ngày 29.8.2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. ️
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót. ️
Về hiện tượng nắng nóng hạ nhiệt, Th.S Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo (Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ) giải thích: Do trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Nam Trung bộ tạo ra nhiễu động hình thành trên khu vực Nam bộ từ ngày 12 - 15.3. Khoảng từ ngày 14.3 áp cao này nâng dần trục lên phía bắc qua Trung bộ hoạt động với cường độ mạnh hơn. Nhiễu động trên sẽ tạo ra nhiều mây hơn so với những ngày trước đó, nhờ có nhiều mây nên cường độ nắng giảm. Cụ thể, ngày 13.3, cường độ nắng nóng có xu hướng giảm khá rõ so.️