Cục diện bóng đá Đông Nam Á đổi chiều, cẩn thận với Indonesia
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cuộc ẩu đả giữa tài xế xe dịch vụ và hành khách. Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip dài 48 giây đã thu hút hàng ngàn lượt xem; nhiều người để lại bình luận, bức xúc trước hành vi côn đồ của tài xế.Clip ghi cảnh tài xế đè lên người hành khách đang ngã xuống ghế, bóp cổ rồi liên tục dùng tay đánh vào mặt. Khi những người xung quanh phản ứng, can ngăn thì tài xế mới dừng lại rồi chửi tục, đáp: "Đụng tao trước thì đánh chớ...".Theo thông tin mà PV Thanh Niên có được, người đàn ông mang áo xanh, đánh tới tấp vào hành khách trong clip là tài xế của nhà xe H.V (có trụ sở đóng tại TP.Huế); hành khách bị đánh là T.N.Q (18 tuổi, sinh viên đang theo học tại TP.Đà Nẵng).Trưa 30.12, Q. và chị gái đặt 2 vé của nhà xe H.V đi từ TP.Huế vào TP.Đà Nẵng để thi cuối kỳ. Nguyên nhân khiến Q. và nam tài xế này xảy ra mâu thuẫn là do nhà xe xếp sai vị trí ghế mà Q. đã đặt như ban đầu."Em đã đặt ghế giữa và ghế đầu cho 2 người nhưng lại xếp em ngồi cuối. Khi em thắc mắc là mình đã đặt 2 ghế là giữa và đầu thì tài xế không cho em nói hết câu, mà bảo là ngồi dưới xe… Đến lần thứ 2, khi khách khác lên xe, tài xế này cất vali một cách khó chịu, ném vali vào lưng ghế em đang ngồi nhưng em vẫn còn giữ được bình tĩnh nên cũng chỉ báo lại cho tổng đài. Khi tổng đài gọi cho tài xế thì tài xế nói chuyện một cách rất khó chịu rồi xảy ra cãi cọ với em", Q. kể.Đỉnh điểm, khi xe đến địa phận TX.Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), tài xế cho xe tấp vào lề, lao về phía Q. ngồi rồi dùng tay bóp cổ và đánh tới tấp vào mặt.Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ ẩu đả, tài xế này còn bỏ tất cả khách lại dọc đường rồi rời đi. Số hành khách này (bao gồm cả Q.) sau đó được một xe khác đến đón để tiếp tục hành trình."Sau khi bị tài xế đánh, em phải bỏ dở kỳ thi cuối kỳ, đồng thời đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị chấn động não, tổn thương vùng mắt. Hôm qua (30.12), đại diện phía nhà xe H.V cũng đã đến thăm và xin lỗi em", Q. kể lại.Chiều nay 31.12, trao đổi với PV Thanh Niên, một đại diện phía nhà xe H.V xác nhận có sự việc trên và đã cho tài xế đánh hành khách thôi việc. Phía quản lý của nhà xe cũng đã gặp khách hàng để xin lỗi vì sự việc."Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi xảy ra sự việc vừa rồi. Qua đây cũng rút kinh nghiệm và khắc phục chất lượng dịch vụ, cam kết sẽ không để xảy ra việc tương tự", đại diện công ty H.V nói.Tặng cho hoặc di chúc sổ tiết kiệm sao cho đúng?
Nhà thơ Lê Minh Quốc - thành viên Ban giám khảo đánh giá cao chất lượng các bài viết gửi về dự thi và được trao giải hôm nay, là những bài viết hay trong tháng đợt 1 (gồm tháng 11 - 12.2023 và tháng 1 - 2.2024).
Kinh hoàng 'xe cóc' Hyundai Grand i10 đang đi bất ngờ quay đầu trên cao tốc
Khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên có 6 đội bóng tham gia tranh tài tại TNSV THACO cup 2025 gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Khánh Hòa, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Thái Bình Dương, Trường CĐ Du lịch Nha Trang. Trong số các đội tham dự năm nay có sự góp mặt của 2 tân binh là Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Thái Bình Dương. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào giải đấu, 2 tân binh hứa hẹn sẽ là nhân tố "bí ẩn" khiến vòng loại trở nên hấp dẫn và kịch tính.Tại cuộc họp kỹ thuật hôm qua 9.1, ông Trần Quang Tuyến, Ủy viên BTC TNSV THACO cup 2025, nhấn mạnh các đội bóng tham gia phải có tinh thần trung thực, lấy điều lệ là "kim chỉ nam" khi tham gia giải đấu."Trước những thắc mắc về sự công bằng, minh bạch hồ sơ cầu thủ trong giải đấu, BTC đã xác minh, công khai với các đội bóng tham gia giải lần này. Đối với hành vi thiếu trung thực, chúng tôi sẽ xử lý nhanh chóng, đảm bảo tính khách quan trong giải đấu", ông Tuyến nói.Trong lần thứ 2 đăng cai tổ chức vòng loại TNSV, khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, TS Trần Doãn Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang, cho biết các cầu thủ thi đấu dựa trên tinh thần máu lửa và fair-play. Đặc biệt, các đội bóng phải cống hiến hết mình, lan tỏa thông điệp "Chơi đẹp - Thắng đẹp - Cổ vũ đẹp" của giải đấu."Trường ĐH Nha Trang với vai trò đội chủ nhà sẽ cống hiến những pha bóng đẹp và hỗ trợ hết mình đối với các đội bóng ở xa đến như Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Quy Nhơn…", TS Trần Doãn Hùng cho hay.
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Gặp hàng loạt sự cố, ô tô điện Trung Quốc Xiaomi U7 vẫn hút khách đặt mua
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…