Chiến sự Ukraine ngày 748: Cuộc tấn công vượt biên giới từ Ukraine sang Nga
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.Paolo Rossi qua đời: Đối thủ vĩ đại của Maradona trên thiên đàng!
Chiều 31.12, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, bệnh viện này vừa cứu chữa thành công cho một nam thanh niên bị ong vò vẽ đốt hơn 50 vết, gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trước đó, chiều 29.12, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân là anh N. (34 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng khó thở, huyết áp tăng, nhiều vết ong đốt ở vùng đầu, mặt, vai, lưng. Các vị trí vết đốt sưng nề, đỏ và đau. Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, hồi sức tích cực, chống sốc phản vệ và làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.Nhận định đây là trường hợp ong đốt nặng (hơn 50 vết ong đốt) gây phản ứng phản vệ độ 2 và rối loạn đông máu, nguy cơ gây tử vong cao. Do đó, các bác sĩ tại đã nhanh chóng phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nội khoa tối ưu và lọc máu liên tục.Sau 2 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định, không còn cảm thấy mệt mỏi hay khó thở, các vị trí vết đốt cũng đã giảm đau và sưng đáng kể, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, chiều 29.12, trong lúc điều khiển xe cuốc để dọn vườn vô tình chạm vào tổ ong vò vẽ, đàn ong bay vào cabin vây đốt anh N. ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Ngay lập tực, người nhà đã đưa anh N. đến bệnh viện để cấp cứu.Bác sĩ Nguyễn Hoàng Duyên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, cho biết thêm, nọc ong vò vẽ rất độc, có thể gây phản ứng phản vệ nặng, suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách. Người bị đốt thường xuất hiện các dấu hiệu như: Nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau nhức dữ dội, chóng mặt, mệt mỏi, sưng phù mặt, tiểu ra máu... Khi gặp những biểu hiện này, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và điều trị kịp thời.
Hơn 2.000 công trình, hoạt động ý nghĩa cho thanh niên trong 6 tháng đầu năm
HLV Trần Mạnh Hùng của đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Theo BHXH Việt Nam, vừa qua, trên diễn đàn mạng xã hội có thông tin cho rằng người già, người tàn tật gặp khó khăn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH do từ ngày 1.1.2025 phải thực hiện cập nhật dữ liệu sinh trắc học và dùng điện thoại chính chủ mới được rút tiền qua thẻ ngân hàng. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Vụ trưởng Vụ Tài chính - kế toán (BHXH Việt Nam), cho hay việc thực hiện sinh trắc học là quy định bắt buộc của ngân hàng nhằm đảm bảo tính bảo mật cho người sử dụng các app tài khoản của ngân hàng.Trước những khó khăn của người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân trong việc cập nhật dữ liệu sinh trắc học, nhất là những người lớn tuổi, BHXH Việt Nam đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại sớm thực hiện việc tích hợp triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua ứng dụng VneID. Phối hợp hỗ trợ người hưởng các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân, đặc biệt là người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (do nhóm người hưởng này là người hưởng cao tuổi, khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế) thực hiện đối chiếu, cập nhật thông tin sinh trắc học để giao dịch thuận lợi, không bị gián đoạn.Thống kê của BHXH Việt Nam, hiện cả nước có gần 3,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Cơ quan BHXH đang tiến hành chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng qua hai hình thức chính là tài khoản ngân hàng cá nhân (ATM) và tiền mặt. Trong đó, việc chi trả tiền mặt được BHXH Việt Nam ký hợp đồng ủy quyền cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện tại các điểm chi trả. Với người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đi đến điểm chi tiền, cơ quan thực hiện nhiệm vụ chi trả phải đưa đến tận nhà.Tính đến cuối năm 2024, có 77% người hưởng nhận chế độ BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ người hưởng nhận các chế độ BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cao như: Hà Nam (99,99%), Hà Tĩnh (99,5%), Hà Nội (99,2%), Hải Phòng (98,6%), Hưng Yên (97,1%)...
Giá xăng dầu hôm nay 3.4.2024: Thế giới bật tăng mạnh, trong nước dự báo thế nào?
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.