Những tấm lòng vàng 3.8.2022
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS): kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ sáu ngày 27.12.2024.KQXS Vĩnh Long, Bình Dương, Trà Vinh, Ninh Thuận... ngày 31.1.2025 ngày 31.1.2025Mặt nạ tóc tự chế, bí kíp của bà ngoại để có mái tóc khỏe, bóng mượt
Hãng Kyodo ngày 4.1 dẫn thông tin từ chính quyền thành phố Ashiya (tỉnh Hyogo, Nhật Bản) cho hay cụ bà cao tuổi nhất thế giới là bà Tomiko Itooka vừa qua đời ở tuổi 116. Bà Itooka có 4 con và 5 cháu. Bà qua đời hôm 29.12.2024 tại một nhà dưỡng lão ở Ashiya, nơi bà đã sống từ năm 2019. Sinh ngày 23.5.1908 tại Osaka gần Ashiya, bà Itooka được công nhận là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới còn sống sau khi bà Maria Branyas Morera người Tây Ban Nha qua đời vào tháng 8.2024 ở tuổi 117. "Bà Itooka đã mang đến cho chúng tôi lòng can đảm và hy vọng trong suốt cuộc đời dài của bà. Chúng tôi cảm ơn bà vì điều đó ", theo AFP dẫn lời Thị trưởng Ryosuke Takashima (27 tuổi) tại thành phố Ashiya cho biết.Sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em, bà Itooka đã sống qua các cuộc chiến tranh thế giới và đại dịch cũng như những đột phá về công nghệ. Khi còn là sinh viên, bà đã chơi bóng chuyền.Khi về già, Itooka thích chuối và Calpis, một loại nước giải khát có sữa phổ biến ở Nhật, theo Thị trưởng Takashima.Phụ nữ thường có tuổi thọ cao ở Nhật, nhưng đất nước này đang phải đối diện cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng hơn khi dân số già ngày càng tăng dẫn đến chi phí y tế và phúc lợi tăng vọt, trong khi lực lượng lao động phải chi trả cho những chi phí này lại giảm.Tính đến tháng 9, Nhật có hơn 95.000 người từ 100 tuổi trở lên, 88% trong số đó là phụ nữ. Trong số 124 triệu người dân Nhật có gần 1/3 ở độ tuổi 65 trở lên.
Học sinh ngủ vài giờ mỗi ngày, cùng lúc luyện nhiều kỳ thi vào ĐH
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Dat Bike ra mắt dòng xe Quantum DxDragon phiên bản đặc biệt
Liên quan đến vụ việc Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục "quảng cáo lố" về sản phẩm viên kẹo rau củ Kera, ngày 15.3, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho biết, đơn vị này đã có văn bản đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cung cấp hồ sơ công bố sản phẩm, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, hoạt động quảng cáo, truyền thông thông tin về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Ngoài ra, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã liên hệ Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk để thu thập, tổng hợp thông tin, phục vụ công tác đánh giá vụ việc. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã và đang xem xét, đánh giá thông tin của vụ việc theo quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Cũng từ vụ việc này, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe.Người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và các chứng nhận chất lượng trước khi quyết định mua. Khi phát hiện các hành vi quảng cáo, cung cấp thông tin sai sự thật, người tiêu dùng cần phản ánh ngay tới các cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời.Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh nếu cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể bị xem xét và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật có liên quan.Đối với người có ảnh hưởng, khi tham gia cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, cần kiểm tra thông tin và nghiên cứu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người có ảnh hưởng theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Trước đó, chiều 14.3, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt tổ chức cung cấp thông tin về sản phẩm kẹo rau củ Kera sau những "quảng cáo lố" cho sản phẩm kẹo rau củ Kera, với lời giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" gây ra tranh cãi trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua.Tại sự kiện, đại diện Công ty Chị Em Rọt cho biết thông tin từ nhà máy Asia Life cung cấp, đơn vị này mua toàn bộ nguyên liệu từ các doanh nghiệp tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.Ủy ban Cạnh tranh quốc gia khẳng định, trên cơ sở tổng hợp, xác minh, làm rõ các thông tin, trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia sẽ phối hợp các đơn vị chức năng để xem xét xử lý nghiêm theo các quy định pháp luật.