Ngành kho hàng tăng cường áp dụng công nghệ RFID
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.3 ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm 2023 bao nhiêu tuổi, họ là ai?
Ngày 18.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã có công văn yêu cầu UBND H.Kon Plông (Kon Tum) phối hợp, cung cấp thông tin về Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng; Công ty CP Thuận Thiên Kon Tum (cùng ở số 38 đường Phạm Văn Đồng, TT.Măng Đen, H.Kon Plông); HTX cà phê sạch Măng Đen (thôn Kon Plông, xã Hiếu, H.Kon Plông)...Cụ thể, Cơ quan CSĐT đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông, nhân sự; hồ sơ đăng ký bổ sung, thay đổi từ khi thành lập đến nay; đến thời điểm này hợp tác xã còn đăng ký hoạt động hay không?Cơ quan điều tra cũng đề nghị cung cấp thông tin các công ty, đơn vị nói trên có đăng ký đầu tư, xin giao đất, cho thuê đất trên địa bàn H.Kon Plông hay không. Nếu có, đề nghị đơn vị cung cấp các tài liệu liên quan. Thời gian qua, có nhiều người làm đơn tố giác tội phạm gửi tới cơ quan công an, đề nghị làm rõ các dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng. Từ những đơn thư tố giác trên, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và đề nghị UBND H.Kon Plông phối hợp cung cấp thông tin.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều 18.1, ông Trần Văn Quỳnh cho rằng những người tố giác ông là cổ đông từng góp vốn làm ăn chung. Thời điểm làm ăn thuận lợi, các cổ đông không có ý kiến gì nhưng khi công ty gặp khó khăn, thua lỗ thì nhiều cổ đông lấy lý do để xin rút vốn. "Thứ nhất, làm ăn với nhau phải theo điều lệ. Thứ hai là phải có thời gian. Tôi vẫn đồng ý cho mọi người rút vốn. Những người tham gia tố cáo tôi đều tham gia điều hành công ty, chứ không phải tôi cầm tiền của họ rồi làm một mình. Khi công ty bắt đầu khó khăn, phải bù thêm tiền để hoạt động thì họ tìm cách tự rút khỏi công ty. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi thấy công ty vẫn phát triển thì họ mới làm những động thái này", ông Quỳnh nói.Theo ông Quỳnh, vụ việc đang được công an tiến hành điều tra. Các bên liên quan cũng đã đến làm việc với cơ quan chức năng. Khi cơ quan công an yêu cầu, công ty đều cung cấp hết các hồ sơ cần thiết."Ví dụ như mình làm tất cả những việc đấy, mình sử dụng tiền của công ty rồi mình đóng cửa, không kinh doanh nữa, công ty thất bại, lúc đấy có thể quy kết mình sử dụng vốn sai mục đích, hay là không còn khả năng vận hành doanh nghiệp. Công ty vẫn đang hoạt động, dù có khó khăn mình vẫn đang phải đương đầu. Cho nên anh em tố thì cũng không thể quy kết là lừa đảo hay thế nọ thế kia được", ông Quỳnh nói.Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, HTX cà phê sạch Măng Đen có vốn điều lệ 30 tỉ đông. Người đại diện pháp luật của 2 đơn vị này là ông Trần Văn Quỳnh.
Xe hết xăng giữa đường, người trẻ dùng ngay cách này để giải nguy?
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau những phần xét hỏi và tranh luận giữa các bên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM (VKSND TP.HCM) nêu quan điểm giải quyết vụ án. Theo đó, đại diện VKSND TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi của bà Hồng Loan; xác định toàn bộ di sản thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu. VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Hồng Loan về việc yêu cầu bà Hồng Nhung và bà Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Do bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà này.Đại diện VKSND TP.HCM nêu quan điểm, căn cứ giấy giao nhận việc nuôi con nuôi ngày 21.3.1992, sổ cấp giấy giao nhận con nuôi và hai công văn của UBND quận Phú Nhuận, kết luận giám định… có cơ sở xác định Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi vào ngày 21.3.1992 và trong cùng ngày NSƯT Vũ Linh đã khai và đăng ký khai sinh tư cách cha của Hồng Loan. Các đăng ký này là đăng ký quá hạn và được UBND quận Phú Nhuận cấp giấy khai sinh. Việc giao, nhận con nuôi và cấp giấy khai sinh thực hiện đúng quy định.Tại sổ hộ khẩu do NSƯT Vũ Linh là chủ hộ thể hiện bà Hồng Loan là con của ông và suốt quá trình NSƯT Vũ Linh sống cho đến khi mất không có khiếu nại gì về thủ tục này.Phía nguyên đơn là bà Hồng Nhung thừa nhận bị đơn là Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi từ bé và được nam nghệ sĩ cùng các anh, em trong nhà chăm sóc, đến khi bà Hồng Loan lấy chồng thì về nhà chồng ở và cuối tuần về thăm nhà. Các nhân chứng và nguyên đơn cũng xác nhận bà Hồng Loan là con nuôi của NSƯT Vũ Linh.Việc nguyên đơn cho rằng NSƯT Vũ Linh chưa từng làm thủ tục nhận nuôi con nuôi và các chữ ký trên các văn bản là giả mạo, VKSND TP.HCM cho rằng không có căn cứ.VKSND TP.HCM căn cứ các trích lục giấy khai tử, giấy xác nhận UBND phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM xác nhận NSƯT Vũ Linh chết không để lại di chúc và sống độc thân, không có vợ, chưa kết hôn với ai; cha, mẹ ruột đã chết... Từ đó, có cơ sở xác định hàng thừa kế thứ nhất chỉ có duy nhất bà Võ Thị Hồng Loan.Ngoài ra, tháng 3.2023, bà Loan có đơn yêu cầu xác nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Việc khai nhận di sản thừa kế và việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện đúng quy định pháp luật. Sau đó, bà Loan đã làm các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu tại nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận, TP.HCM là đúng quy định.
Trong thời gian 16 ngày, 32 thanh thiếu niên người Giẻ Triêng được 3 nghệ nhân trên địa bàn xã Đăk Dục truyền dạy những kiến thức cơ bản về biểu diễn cồng chiêng và múa xoang của dân tộc Giẻ Triêng.
Sửa chữa nhà mà không xin phép, trường hợp nào bị buộc tháo dỡ?
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.