$660
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của v6bet app. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ v6bet app.Chiều 11.2, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã thông tin kết quả điều tra vụ anh Phùng Văn Phúc (26 tuổi, ngụ tại tổ dân phố Hồng Hải, P.Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị bắn chết tại nhà riêng.Theo kết quả điều tra do Công an tỉnh Hà Tĩnh công bố, khoảng 14 giờ 50 ngày 10.2, ông Phùng Thanh Chương (bố anh Phúc) đang ở trong nhà thì nghe tiếng con trai kêu bị bắn, nhưng không nói rõ thủ phạm là ai.Khi ông Chương chạy qua phòng ngủ của anh Phúc thì phát hiện con trai bị thương và chảy máu ở vùng sườn trái. Ông Chương đưa anh Phúc đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong sau đó.Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và huy động lực lượng truy bắt nghi phạm gây án. Đến khoảng gần 23 giờ cùng ngày, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt được nghi phạm nổ súng là Trần Văn Huy (41 tuổi, ngụ tại xã Cẩm Minh, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khi đối tượng này đang bỏ trốn bằng xe máy trên QL1A, đoạn qua xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên).Tại cơ quan điều tra, bước đầu Huy khai, chiều 10.2, Huy cầm súng đứng tại nhà mẹ vợ (cạnh nhà anh Phúc) bắn chim đang đậu trên cây chanh trong vườn nhà anh Phúc.Tuy nhiên, viên đạn không trúng mục tiêu mà bay lạc, xuyên qua cửa sổ, trúng vào người anh Phúc đang ngồi trong phòng ngủ khiến nạn nhân tử vong sau đó.Sau khi nhận ra hậu quả về hành vi của mình, Huy hoảng sợ và nhanh chóng bọc kín súng trong áo mưa, bỏ vào cốp xe máy đưa đến nhà người quen tại P.Kỳ Phương cất giấu. Tiếp đó, Huy sử dụng xe máy tẩu thoát về nhà bố mẹ đẻ thì bị lực lượng công an bắt giữ.Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Huy để điều tra về tội vô ý làm chết người. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của v6bet app. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ v6bet app.Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9. ️
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)... ️
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục. ️