Xuân phân năm nay vào ngày 20.3: Sự thật không phải ai cũng biết
Theo WCCF Tech, mặc dù mạng xã hội video ngắn TikTok đã quay trở lại hoạt động tại Mỹ, nhưng trong những thời điểm ban đầu ngừng hoạt động, giới trẻ Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang và thất vọng, sau đó đã có những động thái gây bất ngờ.Theo đó, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp 911 trên khắp nước Mỹ cho biết họ đã nhận được một lượng lớn cuộc gọi từ trẻ em và thanh thiếu niên kể từ khi TikTok bị gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng. Thay vì báo cáo các sự cố khẩn cấp, những cuộc gọi này chủ yếu xoay quanh việc bày tỏ sự tiếc nuối, lo lắng về việc mất kết nối với bạn bè và những người sáng tạo nội dung yêu thích trên TikTok."TikTok không chỉ là một ứng dụng, nó là cả một cộng đồng", một thiếu niên chia sẻ với nhân viên 911 trong tiếng nấc nghẹn, "Em không biết phải làm gì nếu không có TikTok".Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ phụ thuộc của giới trẻ vào mạng xã hội, đồng thời đặt ra câu hỏi về hiệu quả của việc giáo dục sử dụng internet an toàn và có trách nhiệm. Việc lạm dụng đường dây nóng 911 không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn có thể cản trở việc tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp thực sự.Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm và trò chuyện với con cái về tác động của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đồng thời hướng dẫn các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thay vì dựa dẫm vào thế giới ảo.Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi 'Cứu lấy TikTok!' bằng cách gia hạn 90 ngày cho ứng dụng, nhưng tương lai của nền tảng video ngắn này tại Mỹ hiện vẫn còn khó đoán.Lý do trước đây tên đất nước Philippines không có ‘s’
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Tô Văn Hải, chủ một vườn vải tại xã Giáp Sơn (H.Lục Ngạn, Bắc Giang), cho biết năm 2023, cây vải mang lại cho gia đình doanh thu hơn 200 triệu đồng, còn năm nay thì thất thu, chỉ mong gỡ được vốn. Cả khu vườn vải chỉ có diện tích trồng giống vải u hồng sản lượng nhiều nhất khoảng 3 - 5 tấn, khu trồng vải lai Thanh Hà mất 80% sản lượng. Khu trồng vải thiều Lục Ngạn thì thê thảm hơn, ước tính chỉ được vài chục kg.
Chống nắng thế nào cho hiệu quả?
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30 về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhằm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh của các đơn vị, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, triển khai và phổ biến quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT.Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và kinh nghiệm triển khai công tác tuyển sinh năm học 2024-2025 tại các đơn vị trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tổng hợp và đề xuất các nội dung, kiến nghị cần bổ sung vào kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của thành phố năm học 2025-2026 nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu việc đánh giá, kiến nghị cần tập trung vào các nội dung trọng tâm: Theo quy định, sau khi các phòng GD-ĐT đóng góp ý kiến, Sở GD-ĐT tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Dự kiến tháng 3, TP.HCM sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.Từ năm học 2023-2024 đến nay, TP.HCM đã lần lượt thực hiện việc tuyển sinh các lớp đầu cấp trên toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của thành phố (https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn) kết hợp bản đồ GIS, trong đó ưu tiên học sinh đăng ký học trường gần nơi cư trú.Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp được các phòng GD-ĐT chia thành 2 đợt: Đợt 1 ưu tiên giải quyết chỗ học cho học sinh trên địa bàn; Đợt 2 căn cứ các đơn vị chưa tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu được giao, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp quyết định về việc tuyển sinh đợt 2.
Ca sĩ Bảo Anh lần đầu công khai con gái đầu lòng
Theo đó, tại Khánh Hòa có 11 dự án liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất trong Kết luận thanh tra số 250/KL-TTCP ngày 11.9.2020 của Thanh tra Chính phủ có thể được tháo gỡ những khó khăn vướng vướng mắc.Cụ thể, đối với 5 dự án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất gồm: dự án Khu liên hợp dịch vụ Thương mại, khách sạn và căn hộ du lịch và văn phòng cho thuê Luna; dự án khách sạn The Horizon Nha Trang; dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú; dự án khu phức hợp Thiên Triều; dự án cao ốc, văn phòng, khách sạn Cattiger (cùng nằm trên địa bàn TP.Nha Trang). Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án trong trường hợp sau khi rà soát, tại thời điểm áp dụng Nghị quyết này mà dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện: phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị (quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu) đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật; không vi phạm quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh.Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ năng lực, điều kiện thực hiện dự án theo quy định của pháp luật có liên quan. Cùng với đó, UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát việc xác định giá đất đối với các dự án nói trên, tính và thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước các khoản nghĩa vụ tài chính của dự án.Trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày 1.7.2014 thì giá đất tính tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính là giá đất trong bảng giá đất tại thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất. Trường hợp tại thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất mà giá đất này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND tỉnh quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp.Trường hợp giao đất, cho thuê đất từ ngày 1.7.2014 thì việc xác định giá đất thực hiện như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 257 của luật Đất đai số 31/2024/QH15.Nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật sau khi xác định lại giá đất, tính các khoản nghĩa vụ tài chính. Đối với các dự án sau khi rà soát không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện theo quy định nói trên thì thực hiện thu hồi đất để quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.Riêng 6 dự án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu thầu gồm: dự án The Arena, dự án Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh, dự án Evason Ana Mandara Cam Ranh & Spa, dự án Khu du lịch sinh thái và Nghỉ dưỡng cao cấp Eurowindow Nha Trang (cùng thuộc Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh) và dự án Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Nha Trang (số 60 Trần Phú, TP.Nha Trang).Với nhóm dự án này, UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát, giải quyết theo quy định sau: Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án trong trường hợp sau khi rà soát, tại thời điểm áp dụng Nghị quyết này mà dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện: phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị (quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu) đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật; không vi phạm quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh; nhà đầu tư đáp ứng đủ năng lực, điều kiện thực hiện dự án theo quy định của pháp luật có liên quan.Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát việc xác định giá đất đối với các dự án phù hợp với quy định nói trên thì tính và thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước các khoản nghĩa vụ tài chính của dự án. Trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày 1.7.2014 thì việc xác định giá đất như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 257 của luật Đất đai số 31/2024/QH15.Ngoài ra, nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật sau khi xác định lại giá đất, tính các khoản nghĩa vụ tài chính.