Nỗi đau trẻ tự kỷ bị bạo hành
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.CSGT TP.HCM: Hơn 1.500 người vi phạm nồng độ cồn, tốc độ trong 3 ngày tết
Sáng 10.3, tại TP.Đông Hà (Quảng Trị), đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu làm việc với 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để rà soát, tháo gỡ các vướng mắc của 5 dự án cao tốc đi qua địa bàn 3 tỉnh.Tại buổi làm việc, các chủ đầu tư báo cáo nhanh về tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc đi qua 3 tỉnh và dự kiến tất cả dự án sẽ hoàn thành trước ngày 30.6.Cụ thể, 5 dự án cao tốc gồm Bãi Vọt - Hàm Nghi (Hà Tĩnh), Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh), Vũng Áng - Bùng (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình) và Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Bình - Quảng Trị) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư, các ban quản lý dự án của Bộ Xây dựng là chủ đầu tư. Tổng chiều dài 5 tuyến là 259,16 km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tổng mức đầu tư 49.206 tỉ đồng. Đối với dự án thành phần đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (dài 35,28 km có tổng mức đầu tư 7.643 tỉ đồng), đến nay đã thi công đạt 73,52%; đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (dài 54,2 km, tổng mức đầu tư 9.734 tỉ đồng) hiện thi công đạt 82,8%; đoạn Vũng Áng - Bùng (dài 55,34 km, tổng mức đầu tư 12.548 tỉ đồng) thi công đạt 85,2%; đoạn Bùng - Vạn Ninh (dài 48,84 km, tổng mức đầu tư 9.361,15 tỉ đồng) thi công đạt 77,77%.Riêng dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (dài 65,5 km, tổng mức đầu tư 9.919 tỉ đồng) đến nay thi công khoảng 76,5%, chậm khoảng 15,39% so với tiến độ dự án điều chỉnh.Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là; cần đeo bám hiện trường, quyết tâm thực hiện hoàn thành được mục tiêu xây dựng xong trước ngày 30.4 và chậm nhất là 30.6.Đối với tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phải quyết liệt hơn nữa, cố gắng thực hiện đúng cam kết, không chậm tiến độ; "đã hứa thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện đúng, không để mất lòng tin”.Phó thủ tướng cũng nhất trí với các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị về việc xin cơ chế đặc thù để xử lý hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khi thi công nút giao, cầu vượt. Tuy nhiên, việc hỗ trợ phải hợp tình hợp lý, không trái với pháp luật, trong khuôn khổ cho phép, không tạo điểm nóng; chậm nhất trong tháng 3 tỉnh Quảng Trị phải hoàn tất giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.
Cái gì thiết thực, giúp người, cứu người là làm thôi
Hiếu Hiền xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, mẹ là nghệ sĩ Kim Ngọc, cha là nhạc sĩ Đức Lang. Anh bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ bé, gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vai diễn, trong đó có anh Hiều của Bỗng dưng muốn khóc. Ở tuổi U.50, nam nghệ sĩ có cuộc sống kín tiếng. Anh vẫn miệt mài với nghệ thuật bên cạnh việc dành thời gian cho tổ ấm nhỏ của mình. Chia sẻ với chúng tôi, Hiếu Hiền nói tình hình chung show diễn giai đoạn hiện tại không nhiều như trước vì ảnh hưởng của nền kinh tế. Ngoài làm nghệ thuật, anh có công việc kinh doanh riêng nhưng ít khi chia sẻ trước truyền thông. Dịp này, nam nghệ sĩ khẳng định bản thân vẫn rất yêu nghề nên mong đạo diễn “đừng bao giờ tin vào những lời đồn rằng tôi bây giờ giàu có lắm, không còn thiết tha đóng phim nữa. Đừng đồn tôi như vậy nữa, tội nghiệp tôi lắm. Tôi vẫn còn muốn cháy hết mình với nghệ thuật”. Theo diễn viên Bỗng dưng muốn khóc, anh chưa từng đòi hỏi chuyện cát sê khi đóng phim. Hiếu Hiền khẳng định những đạo diễn như Vũ Ngọc Đãng, Nguyễn Phương Điền có thể làm chứng về thông tin này. Anh thẳng thắn: “Thậm chí tôi còn nói các anh cứ làm phim, nếu yêu thương và thấy tôi hợp với vai diễn thì mời. Còn chuyện cát sê thì ai sao tôi sẽ như vậy”. Theo Hiếu Hiền, một tinh thần thoải mái là điều cần thiết để tạo nên tác phẩm. Anh quan niệm “tiền bạc ai cũng cần, nhưng quan trọng nhất là tình cảm, sự gắn kết với nhau”.Còn nhớ lúc sinh thời, nghệ sĩ Kim Ngọc được xem là người thầy trong nghề, giúp Hiếu Hiền thăng hoa khi biểu diễn. Đến khi bà mất, nam diễn viên không tránh khỏi cảm xúc hụt hẫng vì không còn mẹ đứng cùng trên sân khấu. “Tôi thấy mình mất đi 30-40% năng lượng. Nhưng theo khía cạnh tâm linh, mỗi lần trước khi ra diễn hay làm MC một chương trình, tôi luôn cầu nguyện, mong mẹ cho mình sự tự tin, duyên dáng của mẹ để hoàn thành tốt công việc. Những lần như thế, tôi như được tiếp thêm sức mạnh để làm việc”, diễn viên 7X cho hay. Đến hiện tại, Hiếu Hiền xem những dặn dò của nghệ sĩ Kim Ngọc là kim chỉ nam trong hành trình làm nghề. Anh thuật lại lời dạy của đấng sinh thành: “Con cứ làm hết mình, cứ sống hết mình, chắc chắn không có gì phụ con cả”. Sau biến cố, vợ con là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của Hiếu Hiền ở hiện tại. Anh nói thêm: “Tôi thấy may mắn vì mình cũng có những người bạn bè, anh em sẵn sàng hỗ trợ mình trong cuộc sống. Tôi nghĩ đó là phước phần cha mẹ để lại”. Hiếu Hiền nói chính gia đình nhỏ hiện tại, đặc biệt là các con giúp anh thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Nam diễn viên kể: “Từ lúc mất mẹ, tôi xem thường cuộc sống lắm. Đối với tôi khi đó, cái chết nhẹ như lông hồng. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ mình phải làm sao duy trì sức khỏe để sống và lo cho con, đến khi bé út đủ 18 tuổi thì tôi mới yên lòng”.
Ngày 21.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cao tốc Bắc - Nam về Khu công nghiệp (KCN) Phù Mỹ và bến cảng Phù Mỹ (thuộc xã Mỹ An và Mỹ Thọ, H.Phù Mỹ, Bình Định).Tuyến đường dài hơn 16,3 km, mặt đường bê tông nhựa cấp cao, vận tốc thiết kế từ 60 - 80 km/giờ.Trong đó, điểm đầu giáp với đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT638) tại thôn Chánh Thuận (xã Mỹ Trinh, H.Phù Mỹ). Vị trí này trùng với điểm đầu tuyến đường kết nối đường ĐT638 đến đường ven biển (ĐT639) trên địa bàn H.Phù Mỹ.Từ điểm đầu, tuyến đường kết nối theo hướng đông bắc đến giáp đường sắt Bắc - Nam, đến QL1, về hướng phía bắc bãi chôn lấp chất thải rắn xã Mỹ Phong (H.Phù Mỹ), tiếp tục đi phía nam hồ Suối Sổ, vượt qua đèo Bà Nam đến địa phận xã Mỹ Thọ.Tại xã Mỹ Thọ, tuyến đường kết nối chuyển hướng sang phía bắc hồ Hóc Nhạn, đến giáp đường ĐT632 và kết thúc tại vị trí giao với đường ven biển ĐT639 tại thôn Chánh Trạch 3, xã Mỹ Thọ (phía nam KCN, khu bến cảng Phù Mỹ).Tổng mức đầu tư dự án 2.115 tỉ đồng (gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 348 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 1.379 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và các chi phí khác 125 tỉ đồng; chi phí dự phòng 263 tỉ đồng).Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024 - 2029.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án.Như Thanh Niên đã thông tin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã ký quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 KCN Phù Mỹ. Theo đó, KCN Phù Mỹ rộng gần 821 ha (xã Mỹ An 627,2 ha, xã Mỹ Thọ khoảng 193,8 ha). UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phù Mỹ - giai đoạn 1. Theo đó, dự án có quy mô 436,8 ha (thuộc quy hoạch phân khu bắc KCN Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư 4.569,4 tỉ đồng, nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tập đoàn đầu tư Phù Mỹ (Bình Định).Thời gian xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành khoảng 48 tháng theo tiến độ bàn giao mặt bằng (từ quý 1/2025 - quý 1/2029).
'Chàng Vượng' Quách Tấn An ly hôn vợ sau 18 năm
Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông.