Từ tối giản đến vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế trong thời trang
Trong dịp tham dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Muscat, Oman, ngày 16 - 17.2 Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ có buổi làm việc với Cơ quan Đầu tư Oman (OIA). Thứ trưởng đánh giá cao hợp tác kinh tế giữa hai nước thông qua kim ngạch thương mại hai chiều và hiệu quả đầu tư của Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) sau 17 năm thành lập.Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi và nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác thương mại song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực, công nghệ, vận tải biển… Song song đó, OIA và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - đơn vị đồng sáng lập VOI thống nhất sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ và tăng cường kết nối để tiếp cận thêm nguồn vốn từ các quốc gia khác trong khu vực Vùng Vịnh.Có thể thấy, ngoài vai trò cầu nối kinh tế, VOI còn là điểm sáng trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt của hai nước, được đánh giá như hình mẫu tiêu biểu cho mô hình hợp tác về đầu tư giữa Việt Nam với khu vực Vùng Vịnh.Thành lập năm 2008, VOI tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nền tảng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của Việt Nam như cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, tài chính, giáo dục, y tế và bất động sản. Từ khoản vốn cam kết ban đầu chỉ 100 triệu USD, ước tính đến nay quỹ đầu tư này đã giải ngân hơn 384 triệu USD, qua đó trở thành dòng vốn đầu tư điển hình từ các quốc gia Vùng Vịnh vào Việt Nam.Tính đến nay, quỹ thực hiện hơn 20 khoản đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu với mục tiêu cuối cùng là đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những thương hiệu lớn trên thị trường như Tập đoàn Dược phẩm AIKYA, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI), Đại học Văn Lang… đều ghi nhận bước tiến mạnh mẽ sau khi nhận vốn đầu tư từ VOI.Ông Nguyễn Xuân Giao - Giám đốc điều hành VOI - nêu ví dụ khoản đầu tư nổi bật của quỹ là CME Solar, công ty chuyên đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo áp mái. Điểm chung của bên rót vốn và nhận vốn là nỗ lực vì mục tiêu giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước đó, quỹ cũng đầu tư nắm giữ gần 10% vốn tại CII - doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trong lĩnh vực phát triển các dự án hạ tầng đô thị như Cầu Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội…"Các khoản đầu tư của chúng tôi đến nay đã và đang góp phần thay đổi diện mạo kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương", ông Nguyễn Xuân Giao - Giám đốc điều hành VOI - chia sẻ.Theo ông Giao, sứ mệnh của VOI từ khi thành lập là kết nối dòng vốn từ khu vực Vùng Vịnh với Việt Nam thông qua các khoản đầu tư chiến lược, hướng đến tăng trưởng ổn định và mang lại giá trị lâu dài cho các bên. Do đó, quỹ luôn duy trì 3 giá trị cốt lõi gồm bền vững, hợp tác và liêm chính trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất cho các bên.Sự hiện diện của VOI cũng gián tiếp thúc đẩy kinh tế song phương của hai quốc gia. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao, kim ngạch thương mại hai nước năm ngoái khoảng 250 triệu USD, tăng gấp đôi so với trước đại dịch và gấp khoảng 5 lần so với thời điểm quỹ mới ra mắt.Chia sẻ về triển vọng trong tương lai, ông Nguyễn Xuân Giao nhận định tiềm năng đầu tư ở Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt khi Chính phủ đang thúc đẩy hoạt động đầu tư công và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại."VOI không chỉ định hướng triển khai các khoản đầu tư hiệu quả mà còn củng cố vai trò quan trọng trong kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Vùng Vịnh - khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới với trữ lượng dầu mỏ lớn, các trung tâm tài chính quy mô lớn và những doanh nghiệp nhanh nhạy với xu thế chuyển đổi số", ông Giao cho hay.Bãi rác trước cổng trường học
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Nghỉ việc trước khi hưởng lương hưu 1 năm, có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Ngày 28.2, tin từ Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã kịp thời cứu sống bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch do bị băng huyết sau khi phá thai ngoại viện.Trước đó, chị V.T.T.L (35 tuổi, ngụ Hậu Giang) nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ trong tình trạng mệt lả, chảy máu âm đạo ồ ạt sau khi phá thai tại một phòng khám tư ở địa phương. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc giảm thể tích do thiếu máu nặng, nguyên nhân từ băng huyết sau hút thai không đảm bảo an toàn. Nhận thấy đây là ca cấp cứu khẩn cấp với tiên lượng xấu, ê kíp lập tức kích hoạt báo động đỏ toàn viện. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền tổng cộng 13 đơn vị chế phẩm máu và thực hiện hút lòng tử cung để cầm máu. Sau nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe của chị L. đã ổn định. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phương Nga, Phó trưởng Khoa Phụ, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ, khuyến cáo khi mang thai ngoài ý muốn, chị em cần tìm đến các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và kiểm tra kỹ vị trí thai (trong hay ngoài tử cung), tuổi thai, cũng như các nguy cơ tiềm ẩn như thai bám sẹo mổ cũ hay bất thường tử cung. Bởi phá thai nội khoa hay ngoại khoa đều tiềm ẩn nguy cơ tai biến từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, với người từng mổ lấy thai hoặc có sẹo tử cung từ các phẫu thuật trước thì nguy cơ biến chứng tăng cao, nhất là khi tuổi thai lớn hoặc số lần mổ nhiều.
Ở góc độ thành tích cao, đội bóng đá Quy Nhơn Bình Định đang tham gia thi đấu tại V-League, giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam. Ở sân chơi phong trào, không khí thi đấu bóng đá tại tỉnh Bình Định càng thêm phần sôi nổi hơn, với hàng trăm giải được tổ chức hàng năm dành cho nhiều lứa tuổi, đối tượng, tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, thư giãn sau những giờ học tập, lao động căng thẳng.
Những lưu ý để dễ 'cất cánh' khi du học Pháp
"Trên da người bệnh bỗng xuất hiện mụn tấy đỏ mưng mủ và giun rồng nấp trong cơ (bắp chân, bắp tay...). Giun rồng sau đó tự chui ra từ lỗ mụn, vết sưng tấy. Hiện, nếu nhiễm phải loại giun này chỉ có thể chờ giun chui ra rồi kéo chúng ra khỏi cơ thể qua lỗ mụn mà chưa có thuốc chữa".Đó là chia sẻ của tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, Hà Nội), tại lễ khai trương Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư), được tổ chức hôm nay 10.3.Theo ông Dũng, bệnh giun rồng mới được ghi nhận tại Việt Nam gần đây. Năm 2021 ghi nhận ca đầu tiên, đến nay có 24 ca tại 5 tỉnh thành là Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình. Gần đây nhất là nam bệnh nhân tại Hòa Bình. "Chúng tôi đã thông báo tới các địa phương có ca bệnh để tăng cường truyền thông cho người dân về phòng nhiễm bệnh", ông Dũng cho biết.Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình, ca bệnh giun rồng tại địa phương này, là nam bệnh nhân ở TP.Hòa Bình. Bệnh nhân hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước, bệnh nhân đi rừng thường uống nước lã tại các khe, suối.Khoảng tháng 10.2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da, có bôi thuốc, sau bôi thuốc, bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn. Bệnh nhân tiếp tục đi khám tại cơ sở y tế tại địa phương, được chẩn đoán dị ứng.Cùng với ngứa nhiều, trên gối trái bệnh nhân có vết ngứa đóng vảy. Cạy ra thấy một "sợi dây" trắng, kéo được ra. Xét nghiệm tại địa phương cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó, mèo, được giới thiệu về điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng.Theo các bác sĩ, sợi dây được bệnh nhân tự lấy ra dài 10 - 15 cm, là giun ký sinh trong phần mềm (cơ) chân. Tuy nhiên, do nghĩ đó là gân nên bệnh nhân đã lấy kéo cắt và vứt vào túi rác. Về bệnh giun rồng, các năm gần đây mỗi năm trên thế giới ghi nhận 30 - 50 ca bệnh. Việt Nam có 24 ca tại 5 địa phương, từ 2012 đến nay. Tại Việt Nam, đây là các ca bệnh ký sinh trùng mới nổi, ghi nhận gần đây. Các quốc gia hiện không có thuốc điều trị."Giun rồng có chiều dài từ 0,7 - 1,2 m, gây ngứa, tổn thương phần mềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không được lấy ra, loài giun này chết kẹt trong các khớp hay cột sống gây biến chứng nặng cho người bệnh", bác sĩ Dũng cho biết thêm. Chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo, để phòng bệnh giun rồng, người dân cần ăn chín, uống sôi, không ăn món tái sống như gỏi cá, tiết canh, đặc biệt lưu ý với thịt rắn, nhái.