Sinh viên kiến trúc toàn quốc quy tụ về Huế thi thiết kế về di sản
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Úc
Sáng 10.2, UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) phối hợp tổ chức lễ phát động tết trồng cây năm 2025 tại công viên, nhà sinh hoạt cộng đồng khu vực đường Bùi Huy Bích và các đường Nại Hiên Đông 5 - 7 - 17 (P.Nại Hiên Đông).Tại khu vực này, ban tổ chức chương trình trồng 15 cây cọ Mỹ, 25 cây dầu rái. Đặc biệt, số cây được trồng lần này lấy từ nguồn tận dụng khi thực hiện dự án cải tạo đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư.Ông Lê Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, cho biết theo kế hoạch ban đầu, cây xanh ở dải phân cách đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn di dời đưa về vườn ươm. Nhưng để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, tránh lãng phí, Sở Xây dựng đề xuất tặng cây xanh cho các địa phương có nhu cầu.Trong đó, Q.Sơn Trà tiên phong tiếp nhận tổng số 495 cây dầu rái, bàng Đài Loan, cọ Mỹ, cau trắng, hồng lộc để trồng tại các khu đất quy hoạch làm công viên vườn dạo, khu dân cư, khu vực cảnh quan còn thiếu cây xanh, mảng xanh.Dịp này, lãnh đạo UBND Q.Sơn Trà tặng 430 cây xanh cho các khu dân cư, trường học ở P.Nại Hiên Đông, gồm cây me ta, giáng hương, sao đen, chò đen, dầu rái để trồng tại các trường học, đơn vị và các khu dân cưSáng cùng ngày, tết trồng cây còn đồng loạt diễn ra ở các địa phương với hoạt động trồng 100 cây dừa ven biển Đà Nẵng được vận động từ nguồn xã hội hóa.Vị trí trồng dọc đường Hoàng Sa, đoạn từ đoạn từ bãi tắm Mân Thái đến Đồn biên phòng Sơn Trà, nhằm sớm hoàn thành kế hoạch trồng 1.200 cây dừa ở bãi biển, góp phần chống sạt lở, xâm thực, tạo cảnh quan du lịch.Trước đó, ngày 8.2, UBND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động tết trồng cây tại công viên Khu tái định cư Hòa Hiệp 3 (P.Hòa Hiệp Nam).Phát biểu tại chương trình, ông Trần Chí Cường, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết Q.Liên Chiểu cần bổ sung thêm nhiều mảng xanh đô thị, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương; quy hoạch trồng cây, ưu tiên trồng cây bóng mát tại các tuyến đường giao thông, khu công sở và nơi công cộng.
Đạo diễn '50 sắc thái' phải mất 4 năm 'lấy lại tinh thần' khi phim ra mắt
Tại khu vực các tỉnh, thành phía nam, mức 59.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực - được ghi nhận tại Sóc Trăng. Các địa phương khác có giá thu mua trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Sáng 18.3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị lần thứ 52 bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Yến Mai, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc bầu Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kết quả, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Nguyễn Mạnh Hùng (51 tuổi, quê quán ở xã Hiệp Hòa, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Ông Nguyễn Mạnh Hùng từng giữ các chức vụ: Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh; Bí thư Huyện ủy Gò Dầu; Bí thư Thành ủy TP.Tây Ninh; Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh; Phó bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.Trước đó, ngày 24.2, ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư. Ngày 25.2, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Chủ tịch công ty vàng: Vừa ăn tết vừa chuẩn bị hàng cho ngày vía Thần Tài
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.