Giải vô địch bóng rổ Việt Nam bước vào mùa thứ 3
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.Học phí dự kiến trường ngoài công lập TP.HCM, cao nhất gần 60 triệu đồng/tháng
Ngày 11.2, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong mùa cạn 2025.Kế hoạch nhằm sẵn sàng các kịch bản ứng phó nguy cơ về nguồn nước, tăng cường phối hợp và giao trách nhiệm cụ thể các đơn vị; kịp thời thông tin, vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.Trong đó, các đơn vị tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) có nguy cơ ảnh hưởng cấp nước cho TP.Đà Nẵng để phát hiện các bất thường về lưu lượng, mực nước. Đồng thời, theo dõi các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trong vận hành hồ chứa. Tất cả nhằm đảm bảo cấp nước cho TP.Đà Nẵng đến cuối mùa cạn và duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông.Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn tại Nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000 mg/lít (nhiễm mặn không thể khai thác), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có thẩm quyền điều hành vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của hồ A Vương, sông Bung 4 - 4A - 5 - 6, Đắk Mi 4, sông Côn 2 bậc 1, đập An Trạch về hạ lưu sông Vu Gia để giảm mặn, cho đến khi độ mặn thấp hơn 700 mg/lít trong 12 giờ liên tục.TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đắp đập tạm trên sông Quảng Huế và cao trình phù hợp để ngăn mặn khi cần thiết.Nếu tất cả phương án không đảm bảo cấp nước, TP.Đà Nẵng sẽ đắp đập tạm trên sông Cẩm Lệ để ngăn mặn.TP.Đà Nẵng cũng phối hợp tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch hoạt động của Ban điều phối quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ 2 tỉnh, thành trong năm 2025, nhằm kiến nghị Trung ương về các giải pháp ứng phó diễn biến bất thường. Nhất là khi thủy điện Hòa Bình mở rộng từ tháng 4 đến tháng 6, có thể các hồ thủy điện trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn được huy động phát điện, gây nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn gia tăng trên sông Cầu Đỏ.Trong khi chờ Bộ NN-PTNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch, Bàu Nít, Thanh Quýt, Hà Thanh, UBND TP.Đà Nẵng giao Sở NN-PTNT có giải pháp khắc phục tạm thời sự cố rò rỉ, thất thoát nước.
Vất vả loại chủ nhà Qatar, U.23 Nhật Bản vào bán kết đợi Việt Nam hoặc Iraq
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Trong nước, ngày 18.5, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường trong nước như sau: xăng E5 RON 92 không quá 22.115 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 23.135 đồng/lít; dầu diesel không quá 19.873 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.908 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.418 đồng/kg.
Phim viễn tưởng mới của đạo diễn ‘The Hobbit’ tung trailer mãn nhãn
Theo báo cáo gần đây từ Cimigo, nhóm người trẻ (24-44 tuổi) thường lựa chọn các môn thể thao cường độ cao. Trong khi, nhóm trung niên (45-55 tuổi) ưu tiên vận động nhẹ nhàng hơn thông qua đi bộ, yoga. Đáng chú ý, trong số người được khảo sát, 73% người đang sở hữu smartwatch nhằm theo dõi sức khỏe và hoạt động thể chất. Con số này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ trong chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng như xu hướng đầu tư vào chăm sóc bản thân của người Việt ngày càng gia tăng."Sự bùng nổ của smartwatch không đơn thuần chỉ là xu hướng, mà đó là dấu hiệu cho thấy người Việt đang thực sự chú tâm và đầu tư vào sức khỏe của mình một cách nghiêm túc", ông Ivan Lai, Giám đốc Garmin Việt Nam nhận định.Theo Straits Research, smartwatch hỗ trợ đo lường lượng oxy tiêu thụ tối đa (VO2 max), khối lượng tập luyện (Training Load) hay độ bão hòa oxy trong máu (SpO2), cùng nhịp tim, biến thiên nhịp tim (HRV), chỉ số căng thẳng, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe khi tập luyện cường độ cao. Những chỉ số này cho phép người dùng theo dõi thể trạng, điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp, tối ưu hiệu suất và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, giúp họ kiểm soát quá trình rèn luyện và nâng cao sức khỏe một cách hiệu quả. Điều này thúc đẩy các hãng công nghệ không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dùng. Đơn cử, Garmin đã phát triển Garmin Coach - huấn luyện viên ảo giúp cá nhân hóa lộ trình tập luyện và nâng cao thành tích.Không chỉ hỗ trợ theo dõi sức khỏe, smartwatch còn trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống hiện đại. Thiết bị này giúp người dùng quản lý thời gian, sắp xếp công việc và thực hiện các giao dịch thông minh, mang đến sự tối ưu trong lối sống bận rộn.Hòa mình vào xu hướng thanh toán không tiền mặt, một trong những phương thức phổ biến nhất hiện nay là Garmin Pay, chỉ cần " một chạm - trả", giao dịch sẽ nhanh chóng thực hiện ngay trên cổ tay, hiện tính năng này đã hỗ trợ 11 ngân hàng tại Việt Nam.Không chỉ giúp theo dõi hoạt động thể chất, smartwatch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ - yếu tố quyết định đến sức khỏe tổng thể. Theo Cimigo, 81% người Việt ưu tiên giấc ngủ đầy đủ để duy trì thể lực và tinh thần minh mẫn.Để làm rõ hơn về mối liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ, hoạt động thể chất và mức độ hạnh phúc. Cũng như khám phá cách smartwatch có thể đóng góp vào hành trình sống khỏe mạnh hơn. Gần đây, Garmin đã hợp tác với Đại học Harvard và Đại học Oxford để nghiên cứu sâu hơn về yếu tố quyết định đến hạnh phúc và sức khỏe tinh thần, từ đó giúp người dùng tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả bước đầu nghiên cứu cho thấy giữa giấc ngủ, luyện tập thể dục và hạnh phúc có mối liên kết mật thiết. Những yếu tố này góp phần duy trì sự ổn định cảm xúc và tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của mỗi cá nhân. Để làm rõ hơn về nghiên cứu này, hiện nay, Nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc đang mở rộng quy mô hơn 10.000 người trên toàn thế giới, người dùng có thể đăng ký tham gia tại đây.Ngoài ra, vào ngày 26.3 tới, Garmin sẽ sự kiện trực tuyến Garmin Health Webinar, tại đây khách mời tham dự sẽ cơ hội gặp gỡ các giáo sư từ Harvard - Oxford và cập nhật những phát hiện khoa học mới nhất về sức khỏe. Đăng ký tham gia tại đây.Theo Imarc Group, thị trường smartwatch tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 25,2% mỗi năm đến 2033. Theo ước tính từ ECDB, riêng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến có thể đạt 79,6 triệu USD vào năm 2025 và tiếp tục tăng trưởng 9,8% mỗi năm giai đoạn 2025-2029. Nếu tính cả kênh bán lẻ truyền thống, con số này còn lớn hơn, phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt.Nắm bắt xu hướng này, Garmin không ngừng đổi mới công nghệ và tạo dấu ấn khác biệt, đơn cử như ra mắt ứng dụng Điện tâm đồ ECG, đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận (FDA-cleared), theo đó ECG cho phép người dùng ghi lại nhịp tim hay kiểm tra các dấu hiệu của nhịp tim không đều (AFib) chỉ trong 30 giây, người dùng có thể xem kết quả nhịp tim ngay lập tức trên đồng hồ thông minh, mang đến trải nghiệm theo dõi thông số sức khỏe chính xác và khoa học cho người dùng.Garmin cũng góp phần xây dựng cộng đồng sống khỏe, năng động qua các câu lạc bộ chạy bộ GRC, câu lạc bộ xe đạp GCC cũng như tổ chức các sự kiện thể thao quy mô lớn như Garmin Run. Bên cạnh đó, Garmin triển khai chương trình "giá cạnh tranh" nhằm hỗ trợ người dùng tiếp cận các mẫu đồng hồ thông minh tiên tiến mà không phải lo lắng về chi phí.Nhờ vậy, Garmin ngày càng khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu đồng hồ thông minh được tin dùng nhất, chiếm 21% giá trị thị phần đồng hồ GPS, theo báo cáo của IDC trong nửa đầu năm 2024.Trong tương lai, Garmin tiếp tục đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự kết hợp giữa công nghệ và lối sống lành mạnh, smartwatch sẽ dần trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình chăm sóc sức khỏe của người Việt hiện đại.Ông Ivan Lai, Giám đốc Garmin Việt Nam