Phim 'Nữ hoàng nước mắt' kết thúc hạnh phúc, rating tập cuối phá kỷ lục
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.Một phó chánh án ở Quảng Trị bị đâm tại phòng làm việc
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Kinh hoàng xe bồn lao ngược chiều cao tốc, suýt tông xe đi đúng luật
Gặp Nguyễn Đức Minh Lượng, sinh viên Trường ĐH Gia Định khi chàng trai này đang đợi để chuẩn bị lên xe khách về quê nghỉ tết. Lượng cho biết theo lịch của trường thì ngày 20.1, sinh viên mới bắt đầu nghỉ tết. Tuy nhiên, vì đã hoàn thành thi xong và không còn vướng lịch học nữa nên chàng trai này được về quê nghỉ tết sớm.“Đi học xa nhà mà được về quê nghỉ tết sớm mình cảm thấy rất vui, có thêm thời gian ở bên ba mẹ, người thân. Hơn nữa, về sớm nên giá vé xe cũng chưa tăng. Mình về quê ở tỉnh Phú Yên và mua vé với giá 250.000 đồng”, Lượng hào hứng chia sẻ.Đã hơn 4 tháng không được về nhà nên tâm trạng của Lượng vô cùng háo hức. Lượng cho biết năm nay được về quê nghỉ tết trong vòng 1 tháng.Võ Chí Thành, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã về quê nghỉ tết được hơn 1 tuần.Thành chia sẻ: “Theo lịch của trường thì ngày 27.1, sinh viên mới nghỉ tết, nhưng vì mình đã hoàn thành xong việc học và chỉ đợi tổ chức lễ tốt nghiệp nên năm nay được về quê nghỉ tết sớm”.Thành cho biết về quê từ ngày 31.12 để ăn Tết Dương lịch 2025 cùng với gia đình và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. “Mọi năm vì vướng lịch học và đi làm thêm nên mình về quê nghỉ tết muộn hơn. Tranh thủ năm nay được về nhà sớm, mình sẽ phụ giúp ba mẹ chuẩn bị chu đáo đón tết. Năm nay, tuy kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng gia đình mình cũng đã vượt qua được và mong đón một năm mới tốt đẹp hơn”, Thành tâm sự.Tương tự như Thành, Trần Đình Trường Giang, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đã chạy xe máy từ TP.HCM về tỉnh Quảng Nam nghỉ tết được vài ngày nay. Giang cho hay: “Mình về quê nghỉ tết từ ngày 3.1. Đây là năm đầu tiên kể từ lúc đi học xa nhà bản thân được về quê nghỉ tết sớm như vậy, mọi năm phải đến ngày 20 âm lịch”.Giang chia sẻ lý do được về quê nghỉ tết sớm là vì đang học năm cuối, lịch học không quá dày, cộng thêm đã hoàn thành xong kỳ thi. Đi học xa nhà nên mỗi năm Giang được về quê khoảng 2 lần. Với Giang, mỗi lần được về quê là vô cùng hào hứng, phấn khởi. Đặc biệt là về quê nghỉ tết thì tâm trạng càng vui hơn nhiều. “Khi về quê sớm mình đã có rất nhiều dự định, như: thăm họ hàng, gặp gỡ bạn bè, phụ ba mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón tết… Tuy năm nay về sớm nhưng hiện tại ở quê mình cũng đã bắt đầu có không khí tết rồi”, Giang vui vẻ nói.Những ngày gần đây, phòng ký túc xá của Đặng Anh Nhật, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trở nên trống trải hơn. Bởi vì, đa số các thành viên ở chung phòng với nam sinh này đã về quê nghỉ tết sớm. “Phòng mình có 6 người nhưng hiện tại chỉ còn có 2 vì các thành viên khác đã về quê nghỉ tết. Nhìn mọi người lần lượt về quê nghỉ tết sớm mà mình cũng nôn nao. Thế nhưng, một tuần nữa mình mới được về”, Nhật cho hay.Bên cạnh đó, cũng có những người vì nhiều lý do mà phải về quê nghỉ tết rất trễ. Anh T.C.H (38 tuổi), quê ở tỉnh Phú Yên, đang làm việc trên đường Thành Thái, Q.10 (TP.HCM), chia sẻ ngày 29 tết anh mới được về quê. Bởi lẽ công việc của anh H. là một nhân viên bán cây cảnh nên 6 năm nay hầu hết năm nào cũng về quê rất muộn. “Tuy về trễ thì giá vé tàu, xe có cao hơn nhưng bù lại những ngày cận tết là thời gian cao điểm để mình làm việc và kiếm thêm được một khoản tiền để về quê”, anh H. nói.
Vào lúc 15 giờ 30 chiều nay 11.3, phần 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến “Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ” sẽ tiếp tục mang đến cho phụ huynh và học sinh những thông tin hữu ích về tuyển sinh và đào tạo những ngành học này.Chương trình được truyền hình trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Tại chương trình, đại diện các trường ĐH sẽ cung cấp thông tin các ngành học thuộc khối khoa học xã hội nhân văn và sư phạm hiện đang được tuyển sinh và đào tạo tại các trường ra sao? Năm nay phương thức xét tuyển, tổ hợp môn có thay đổi gì trước những dự kiến thay đổi của Bộ GD- ĐT?Tham gia tư vấn có các khách mờiTheo tiến sĩ Ngô Hồng Điệp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một, các ngành khoa học xã hội nhân văn và sư phạm cũng bị tác động bởi sự phát triển công nghệ nhưng sự tác động có lợi thế nhiều hơn. Máy móc không thể thay thế vai trò của con người, đặc biệt với ngành sư phạm. Với ngành khoa học xã hội nhân văn, máy móc chỉ hỗ trợ thêm sự sáng tạo của con người. Năm nay, Trường ĐH Thủ Dầu Một có 4 ngành đào tạo giáo viên và tiếp tục mở thêm 2 ngành mới gồm: sư phạm toán học và sư phạm tiếng Anh. Bên cạnh đó, trường đào tạo nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như: luật, quản lý nhà nước, văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài… Trong những năm gần đây, một số ngành khối ngành này có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng đột biến như: công tác xã hội, tâm lý học….Thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho hay các ngành liên quan đến khối ngành khoa học xã hội là quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, tâm lý học, Đông phương học, ngôn ngữ Anh. Với đặc điểm gắn kết giữa người với người, các ngành này luôn có cơ hội việc làm cao ngay cả khi phát triển mạnh của AI. Ngoài kiến thức chuyên môn, chương trình đào tạo của trường cung cấp khả năng sử dụng công nghệ mới,các ngoại ngữ khác nhau để thích nghi với môi trường làm việc hiện đại hơn.Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay năm nay, trường dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức: điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi V-SAT, 2 phương thức xét tuyển dựa vào học bạ. Năm nay, trường xét tuyển học bổng sớm dựa vào điểm trung bình học bạ. Tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội nhân văn, sinh viên học 3,5 năm và trung bình mỗi học kỳ 11 triệu đồng, mức học phí này được cam kết giữ ổn định trong toàn khóa học.Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Giám đốc Gloucestershire Vietnam, cho hay Gloucestershire Vietnam có 7 ngành đào tạo dành cho học sinh Việt Nam muốn tiếp cận với nền giáo dục Anh quốc. Trong đó, khối ngành khoa học xã hội có tiếng Anh, truyền thông đa phương tiện… Các chương trình đào tạo này dự kiến có 4 phương thức xét tuyển: điểm tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi V-SAT. Ngoài ra, sinh viên cần đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định của chương trình.Trong chương trình, ban tư vấn tiếp tục giải đáp các câu hỏi của học sinh. Một học sinh đặt vấn đề: ''Em muốn trở thành cô giáo dạy văn bậc THPT. Ngành sư phạm văn học có nhiều thí sinh đăng ký hay không, thông thường tỷ lệ chọi là bao nhiêu và điểm chuẩn có cao?''Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp giải đáp: ''Ngành sư phạm ngữ văn tùy trường có tỷ lệ chọi cao hay thấp. Muốn học ngành này, việc đầu tiên cần đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT với ngành đào tạo giáo viên. Bên cạnh năng lực học tập, em cũng cần xem xét kỹ về sở thích đam mê với nghề giáo và đảm bảo một số tiêu chí như khả năng truyền đạt… Khi học sư phạm, các trường đào tạo không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn nghiệp vụ sư phạm, tâm lý học…''. Tương tự, học sinh khác hỏi: '' Em có thể đăng ký ngành toán học tại Trường ĐH Thủ Dầu Một sau đó học thêm nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên toán bậc THPT hay không? Em muốn biết thêm ngành công tác xã hội học gì và ra trường làm việc ở đâu?''.Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp thông tin: Theo luật Giáo dục năm 2019, muốn trở thành giáo viên dạy bậc phổ thông, ngoài học sư phạm có thể học ngành đúng chuyên ngành và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Do đó, sinh viên có thể học ngành toán và học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên. Với ngành công tác xã hội là một ngành mang tính tổng hợp của nhiều ngành nghề, sinh viên học kiến thức tâm lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống… Sinh viên ra trường có thể làm ở các cơ quan nhà nước, trung tâm bảo trợ, tổ chức phường xã, phòng công tác xã hội của các bệnh viện, các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu…Học sinh thắc mắc: ''Học ngành công nghệ giáo dục có trở thành giáo viên hay chỉ làm công việc trong lĩnh vực giáo dục? Ngành này học những gì, nhu cầu tuyển dụng ra sao?''.Thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang cho hay: ''Sinh viên ngành công nghệ giáo dục vừa được trang bị kiến thức giáo dục vừa có kiến thức về công nghệ. Không chỉ trở thành một chuyên gia về lĩnh vực công nghệ giáo dục, sinh viên ngành này nếu học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy. Cơ hội nghề nghiệp càng rộng mở nếu có ý tưởng học song ngành với các ngành ngôn ngữ''. Liên quan đến một trong những ngành học đang thu hút sự quan tâm của thí sinh, chương trình nhận được câu hỏi: ''Ngành tâm lý học của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn đào tạo theo hướng nào? Em có cần phải đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đầu vào hay không? Nếu học xong em muốn học tiếp thạc sĩ ở nước ngoài thì có được hay không?''Thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang chia sẻ: '' Trường đặc biệt chú trọng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên thông qua nhiều hoạt động, kể cả việc đọc thêm tài liệu bằng tiếng Anh… Sinh viên không cần lo lắng việc đáp ứng chuẩn tiếng Anh đầu ra để có thể học cao lên chương trình thạc sĩ hoặc đáp ứng thị trường lao động''.Một học sinh thắc mắc: ''Có phải học ngành luật thì phạm vi làm việc rộng hơn luật kinh tế hay không? Chương trình đào tạo của 2 ngành này tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khác nhau ra sao và bao nhiêu điểm thì em có khả năng đậu?''. Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương giải đáp: ''Cả 2 ngành sinh viên đều được trang bị kiến thức tổng quan về luật trong nước và thế giới, Tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng cử nhân và cơ hội trở thành luật sư là giống nhau. Nhưng ngành luật sâu hơn về luật hình sự, luật dân sự… còn luật kinh tế học sâu hơn về luật kinh tế, luật ngân hàng, luật bảo hiểm… Mức điểm trúng tuyển của 2 ngành các năm gần đây từ 18-20 điểm''.Bên cạnh đó, có thí sinh gửi đến chương trình câu hỏi: ''Có phải học các ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản thì sẽ có cơ hội làm việc ở các quốc gia trên? Trong các ngành này của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì ngành nào có tỷ lệ chọi cao nhất? Nếu em đạt 3 môn trên 24 điểm thì có được nhận học bổng hay không?''Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương cho hay: Mức điểm xét học bổng 3 môn trên 24 là có cơ hội vì trường xét ngưỡng từ 20 điểm. Các ngành ngôn ngữ đều có sức hấp dẫn riêng với điểm chuẩn trúng tuyển đầu vào ở mức gần như nhau.Liên quan đến các chương trình liên kết, học sinh đặt câu hỏi: ''Nếu em đăng ký học chương trình của Gloucestershire Việt Nam thì có những ưu điểm, lợi thế gì? Bằng cấp ra sao và tốt nghiệp có thể làm việc ở công ty nước ngoài không?''.Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc cho hay Gloucestershire Vietnam là chương trình du học ngay tại Việt Nam, tiếp cận chương trình và nhận tấm bằng quốc tế với chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế, có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc quốc tế sau khi tốt nghiệp.Một học sinh khác gửi câu hỏi đến chương trình: ''Em định đăng ký học ngành tiếng Anh và ngôn ngữ học hoặc ngành truyền thông đa phương tiện của Gloucestershire Vietnam, vậy cơ hội chuyển tiếp đi học tại Anh quốc như thế nào? Em có cơ hội nhận học bổng hay không?''Giải đáp câu hỏi này, tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc cho hay: Tại Gloucestershire Việt Nam, các ngành tiếng Anh và ngôn ngữ học, truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể học hoàn toàn ở Việt Nam hoặc có thể chuyển tiếp sau 2-3 năm tại Anh Quốc. Điểm ưu việt của chương trình này đặc biệt là học phí. Ngoài ra, chương trình có nhiều học bổng hấp dẫn với mức tối đa lên tới 100% học phí. Không chỉ nhận học bổng khi học giai đoạn ở Việt Nam, sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng cả giai đoạn chuyển tiếp.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 TẠI ĐÂY.
Xôn xao chuyện 'bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn': Bà chủ quán phở nói gì?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.