Vượt hàng trăm cây số bất kể ngày đêm đưa nước ngọt đến bà con
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.An Giang: Bắt 2 nghi phạm vụ giết người ở công viên 8.3
Tối 31.12, siêu đại tiệc đếm ngược đón năm mới 2025 Tiger Remix tại Tiền Giang lần đầu tiên đã chính thức diễn ra, thu hút hàng chục ngàn khán giả đổ về chật cứng mọi nẻo đường trung tâm thành phố Mỹ Tho. Đây có lẽ là đại nhạc hội được mong chờ nhất dịp cuối năm bởi dàn lineup hot bậc nhất hiện nay. Đặc biệt, lần đầu tiên, hàng ngàn câu chuyện bước tiến của khán giả được tái hiện và tôn vinh ngay tại sự kiện qua hàng chục màn hình LED xung quanh khu vực sân khấu.Trong thời khắc cuối cùng của năm cũ và đón chào năm mới 2024, hàng chục ngàn khán giả đã cùng nhìn lại hành trình tiến bước của mình trong năm qua, dành lời cảm ơn đến những anh em đã luôn sát cánh đồng hành, và cháy hết mình trong đại tiệc âm nhạc đầy thăng hoa. Tất cả tạo nên một đêm cuối năm trọn vẹn và đáng nhớ, khép lại năm cũ và khởi đầu năm mới đầy hứng khởi!Với lần đầu tiên chào sân, dàn lineup khủng của Tiger Remix 2025 đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim khán giả với màn trình diễn đỉnh cao và bầu không khí bùng nổ. Là năm đầu tiên Tiger Remix "debut" tại Tiền Giang, đại tiệc cũng đã mang đến hàng loạt những màn "debut" đầy dấu ấn của dàn nghệ sĩ khách mời.Tiếp nối hành trình "sát cánh gầm vang" với những sân khấu âm nhạc đỉnh nóc, những màn trình diễn kết hợp chưa từng xuất hiện và không khí bùng nổ, Tiger Remix 2025 sẽ chốt hạ điểm đến cuối cùng trên hành trình Khai Xuân Bản Lĩnh tại Buôn Ma Thuột vào ngày 11.1.2025.Trong 10 năm qua, Tiger Remix đã trở thành biểu tượng cho tinh thần Khai xuân bản lĩnh, nơi hàng triệu khán giả cùng đồng hành, tạo nên những khoảnh khắc ý nghĩa vào mỗi thời khắc giao thừa. Tiger Remix 2025 sẽ tiếp tục hành trình mang đến những trải nghiệm thú vị và độc đáo cho người tiêu dùng tại Quảng trường 10/03, Buôn Ma Thuột vào tối 11/01/2025. Chương trình mở cửa tự do, chỉ dành cho khán giả từ 18 tuổi trở lên. Mọi thông tin chi tiết sẽ được cập nhật liên tục trên Fanpage chính thức của Tiger Beer: www.facebook.com/TigerBeerVN Người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.
3.500 doanh nghiệp Hà Nội sẽ điều chỉnh phụ tải, giảm sử dụng điện giờ cao điểm
Đây là cuộc thi ảnh nghệ thuật chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TP.HCM) từ ngày 6 - 8.5.2025. Cuộc thi dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trong cả nước lẫn thế giới. Nội dung sáng tác của cuộc thi ảnh Tuệ giác Phật giáo: Nhân phẩm và hòa bình gồm các chủ đề: Giá trị nhân văn trong Phật giáo; Hòa bình và hòa hợp; Di sản văn hóa Phật giáo; Ảnh hưởng của Phật giáo đối với cuộc sống; Tôn vinh Vesak; Thiên nhiên và môi trường.Mỗi tác giả gửi tối đa 10 ảnh, màu hoặc đơn sắc. Ban tổ chức chấp nhận các hình thức cân chỉnh nhưng ảnh không chắp ghép, được gửi ở dạng file kỹ thuật số với định dạng JPEG, độ phân giải 300 dpi, dung lượng từ 5MB trở xuống. Hạn nhận ảnh: từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 31.3.2025, chấm ảnh từ 2 - 9.4 và công bố báo kết quả ngày 12.4.2025, trao giải và khai mạc triển lãm trước ngày Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 (dự kiến 4.5.2025). Giải thưởng gồm: 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng, 2 giải nhì trị giá 10 triệu đồng/giải, 3 giải ba trị giá 5 triệu đồng/giải và 5 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải.Năm 2023, cuộc thi ảnh nghệ thuật Phật giáo với hòa bình do Hội Nhiếp ảnh TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức đã thu hút 1.200 tác phẩm dự thi.
Các địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn là Kon Tum có 106 ha, Gia Lai 648 ha, Đắk Lắk 2.056 ha, Đắk Nông 10.721 ha, Lâm Đồng 660 ha, Long An 4.642 ha, Bến Tre 50 ha và Sóc Trăng 1.531 ha.
'Choáng' với lịch tập nghiêm ngặt để có nhan sắc không tuổi của Sĩ Thanh
Reuters dẫn thông tin từ các bản đồ nguồn mở cho thấy tình hình tại Kursk đối với Ukraine đang xấu đi nhanh chóng trong 3 ngày qua, sau khi Nga giành lại lãnh thổ trong cuộc phản công gần như chia cắt lực lượng Ukraine làm hai và tách nhóm chiến đấu chính khỏi tuyến tiếp tế.Deep State, trang cung cấp bản đồ chiến sự nguồn mở về xung đột Nga-Ukraine, cho thấy khoảng 3/4 lực lượng Ukraine tại Nga gần như đã bị bao vây hoàn toàn.