Khi nào điện nhập khẩu từ Lào về đến Việt Nam?
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.Bắc Giang hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP ở xã nông thôn mới
Sáng 19.1, Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, 1 người tử vong và nhiều người bị thương trong vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên địa bàn TX.Ninh Hòa sáng cùng ngày.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 45, xe khách 29 chỗ biển số tỉnh Khánh Hòa lưu thông hướng nam - bắc trên quốc lộ 1. Khi chuẩn bị rẽ sang đường ở điểm mở dải phân cách tại Km 1412+200 (đoạn qua xã Ninh An, TX.Ninh Hòa), xe khách va chạm với xe tải biển số tỉnh Phú Yên lưu thông cùng chiều.Cú va chạm khiến xe khách lao qua làn đường ngược lại, tiếp tục va chạm với xe container biển số tỉnh Thanh Hóa kéo theo rơ moóc. Vị trí xảy ra tai nạn trên đoạn đường thẳng, mặt đường êm thuận, có 6 làn xe, hệ thống an toàn giao thông đầy đủ, thời tiết khô ráo, nằm ngoài khu đông dân cư.Vụ tai nạn liên hoàn khiến 1 người tử vong, số người bị thương đang được thống kê. Tại hiện trường, 3 xe ô tô hư hỏng nặng. Phần cabin xe khách bị vỡ nát, kính xe vỡ toang, đuôi xe móp méo. Người dân gần đó cho biết lúc xảy ra tai nạn, xe khách chở nhiều người và được hỗ trợ đưa ra ngoài trong sự hoảng loạn.Nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Top 6 cuộc thi "tìm kiếm dự án game tiềm năng" tại Việt Nam
Chương trình tư vấn mùa thi 2025 do Bộ GD-ĐT và Báo Thanh Niên tổ chức với sự phối hợp của Sở GD-ĐT Bình Dương trong nhiều năm qua.Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương đã có văn bản chấp thuận chủ trương phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn mùa thi năm 2025, đồng thời đề nghị các trường THPT chọn cử giáo viên và học sinh tham gia.Chương trình nhằm tạo cơ hội để học sinh lớp 12 có điều kiện gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nắm bắt thông tin tuyển sinh chính thống, đặc biệt trong bối cảnh năm 2025 có nhiều đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh.Theo đó, từ 8 đến 12 giờ ngày 16.2, Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức tư vấn mùa thi năm 2025 cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (đường Lê Lợi, P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một).Chương trình tư vấn mùa thi 2025 được tổ chức với các hoạt động định hướng nghề nghiệp, giải đáp những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025 cho học sinh THPT.Trong chương trình diễn ra tại Bình Dương sáng mai còn có phần chia sẻ của chuyên gia trí tuệ nhân tạo với học sinh về xu hướng việc làm sẽ thay đổi ra sao trong thời gian tới, khi trí tuệ nhân tạo dần trở nên phổ biến. Học sinh, sinh viên cần ứng xử với trí tuệ nhân tạo thế nào trong học tập?...Tại chương trình còn có gian hàng triển lãm. Các giảng viên sẽ tư vấn chuyên sâu khối ngành về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế; khoa học xã hội và nhân văn; sức khỏe; sư phạm…
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Bỏ sổ hộ khẩu, sổ đỏ cấp cho hộ gia đình khi bán, cần giấy tờ gì?
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.