$891
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Ku789 online. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Ku789 online.Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Ku789 online. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Ku789 online. Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã. ️
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu. ️
Trước vòng đấu thứ 13 V-League 2024-2025, CLB Thanh Hóa có 22 điểm, kém đội đầu bảng Nam Định 2 điểm. Nếu đánh bại CLB TP.HCM, thầy trò HLV Popov sẽ đòi lại vị trí số 1 nhưng kịch bản này đã không xảy ra. Trong buổi họp báo sau trận đấu, ông Mai Xuân Hợp, trợ lý HLV trưởng của CLB Thanh Hóa tỏ ra không hài lòng với trọng tài chính Lê Vũ Linh, người đã truất quyền chỉ đạo của HLV Popov và rút thẻ đỏ cho ông Hoàng Thanh Tùng, thành viên ban huấn luyện đội khách. Ông Hợp tỏ ra bức xúc: "Hôm nay, CLB Thanh Hóa khát khao giành 3 điểm tại Thống Nhất. Chúng tôi rất muốn chiến thắng để lấy lại ngôi đầu bảng. Nhưng trọng tài đã xé nát trận đấu, thật đáng buồn. Một số tình tiết trên sân đã rõ rồi, không cần phải nhắc lại nữa. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất trận đấu. Với chúng tôi, chỉ giành được 1 điểm là vấn đề. Bởi CLB Thanh Hóa đang cố gắng từng trận một với mong muốn đạt được điều tốt nhất trong mùa giải này". Cựu tuyển thủ Việt Nam nói thêm: "Việc thiếu vắng HLV Popov ảnh hưởng lớn đến CLB Thanh hóa. Ông ấy là người nhiệt huyết, luôn thúc đẩy, động viên cầu thủ trong từng pha bóng. CLB Thanh Hóa thiệt thòi lớn khi không có sự chỉ đạo của HLV Popov trong hiệp 2". Bên kia chiến tuyến, HLV Phùng Thanh Phương không bất ngờ về việc HLV Popov bị truất quyền chỉ đạo. Thuyền trưởng CLB TP.HCM nói: "Một trận đấu mà trọng tài cần tham khảo VAR nhiều thì ảnh hưởng đến nhịp độ, tinh thần cầu thủ 2 đội. Không chỉ ở trận này, những trận khác đều có VAR và tôi cũng như các đối thủ đều bị ảnh hưởng. Nhưng trong bóng đá, các đội cần phải tuân thủ, thực hiện theo điều lệ. Còn về Popov, đó là cá tính của ông ấy rồi. Đây không phải trận đầu tiên HLV Popov có những phản ứng như vậy". HLV Phùng Thanh Phương cũng tỏ ra vui mừng với 1 điểm có được: "Với chúng tôi, 1 điểm này cũng rất quý giá, đặc biệt là khi đối đầu một đối thủ đang thuộc nhóm dẫn đầu như CLB Thanh Hóa. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Các cầu thủ đã thi đấu với một tinh thần tốt. Đây là tiền đề để chúng tôi hướng đến các trận đấu tiếp theo". ️