Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM
Ngoài 2 môn văn và toán, Hà Nội chọn môn thi thứ ba là ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn), thời gian làm bài 60 phút, hình thức thi trắc nghiệm.Trước đó, UBND TP.Hà Nội ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026, trong đó có lịch thi cụ thể từng môn. Theo đó, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập sẽ được tổ chức trong 2 ngày 7 và 8.6. Sáng 7.6, học sinh thi môn ngữ văn trong 120 phút; buổi chiều thi ngoại ngữ trong 60 phút; sáng 8.6 thi môn toán trong 120 phút. Đáng chú ý, Hà Nội đã bỏ tính điểm xét tuyển nhân hệ số 2 với 2 môn văn, toán như nhiều năm gần đây. Theo đó, điểm xét tuyển bằng điểm 3 môn + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm khuyến khích (nếu có). Điểm thi các môn tính theo thang điểm 10.Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh.Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.Đến thời điểm này hơn 50 tỉnh, thành có tổ chức thi tuyển sinh đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, hầu hết đều chọn ngoại ngữ. Hà Giang là địa phương duy nhất chọn lịch sử và địa lý là môn thi thứ ba; Bình Thuận cũng chọn tiếng Anh để tuyển sinh vào THPT không chuyên và chuyên, riêng việc tuyển sinh lớp 10 trường phổ thông dân tộc nội trú thì môn thứ ba là lịch sử và địa lý.CEO Lê Minh Khoa chia sẻ chiến lược kinh doanh để vượt khó mùa dịch Covid-19
Ngày 24.4, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Văn Vỵ, Phó chủ tịch UBND H.Xuân Trường (Nam Định), cho biết chùa Viên Quang là một ngôi chùa lớn, có bề dày lịch sử lâu đời tại địa phương.
Người dì U.70 rời nhà rồi biệt tích 2 ngày nay, các cháu tìm khắp TP.HCM
"Ở Hàn Quốc, chúng tôi gọi HLV Kim Sang-sik là chuyên gia chiến thắng, hay nhà vô địch", một phóng viên Hàn Quốc từng chia sẻ với Thanh Niên ngay khi ông Kim ký hợp đồng dẫn dắt đội tuyển VN. Theo truyền thông xứ kim chi, HLV Kim Sang-sik như thể "Vua Midas" (nhân vật chạm tay vào đâu cũng thành vàng) bởi rất có duyên với danh hiệu từ khi còn là cầu thủ đến khi vào nghiệp huấn luyện. Ông cùng Seongnam Ilhwa và Jeonbuk Hyundai Motors đoạt 5 chức vô địch K-League, đến năm 2021 lên làm HLV trưởng cũng lập tức xưng vương tại Hàn Quốc. Sang VN làm việc, HLV Kim Sang-sik cũng chỉ cần 7 tháng để đoạt chiếc cúp đầu tiên tầm Đông Nam Á. Đó chẳng phải quá "son" với danh hiệu còn gì!Tuy nhiên, may mắn hay cái duyên không phải tự nhiên mà thành. Đó là phần thưởng của tài năng, của nỗ lực bền bỉ, của sự lao động hết mình, của sự tận tâm cống hiến. HLV Kim Sang-sik rất nhiệt huyết với công việc, để khi cơ hội xuất hiện, ông và học trò đã nắm bắt để bước lên chuyến tàu trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.Khi Thanh Niên đặt câu hỏi "mô tả bản thân bằng 3 từ gì", HLV Kim Sang-sik đã dành vị trí đầu tiên cho từ "hổ"."Phải dữ dằn hơn nữa, phải như hổ để học trò có sự nể phục", ông Kim khẳng định dứt khoát. Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn ví bản thân với loài chúa sơn lâm, để nói lên tầm quan trọng của khí chất. Một HLV có khí chất cần hội tụ đủ yếu tố: cương trực, thẳng thắn, quyết đoán, nhưng cũng phải tử tế và đàng hoàng để thu phục nhân tâm. Đó là con đường HLV Kim Sang-sik đã cố gắng đi trong cả sự nghiệp. Và ở đội tuyển VN, với tập thể đầy cá tính dị biệt, "con hổ" trong tâm thầy Kim phải dữ hơn nữa.Từ thứ hai HLV Kim Sang-sik lựa chọn là "thay đổi". Cuộc sống là dòng chảy không ngừng, đứng yên đồng nghĩa với thụt lùi. Có lẽ vì hiểu rõ điều này, ông Kim luôn thay đổi và biến hóa trong phong cách huấn luyện và chiến thuật. Ông đã áp dụng GPS để phân tích thể lực học trò, liên tục đổi mới cách chơi và tạo nên "khối rubik đa sắc" tại đội tuyển VN, khiến đối thủ không thể nắm bắt.Từ cuối cùng là "tự tin", hay "niềm tin", mà ông Kim lý giải là buộc phải có để thành công. Tin vào bản thân mình, tin vào học trò, tin vào mục tiêu, giúp ông có sự kiên định vào con đường đã chọn.Khởi đầu suôn sẻ đã giúp HLV Kim Sang-sik xây dựng vị thế với bóng đá VN. Tuy nhiên, như chính ông thừa nhận, tất cả mới chỉ là khởi đầu. Đội tuyển VN có thể sẽ còn hay hơn, chinh phục nhiều cột mốc lớn hơn AFF Cup.Ông Kim chấp nhận mạo hiểm rời khỏi "vòng an toàn" ở Hàn Quốc để đến với chuyến phiêu lưu tại VN. Dám loại bỏ nhiều trụ cột, sử dụng nhân tố mới mẻ bất chấp áp lực đè nặng. Nhưng để bước tiếp chặng đường, HLV Kim Sang-sik phải nỗ lực hơn nữa. Chính ông, đội tuyển VN cùng cả nền bóng đá cần đồng tâm hiệp lực cho mục tiêu mới.Hãy nhìn vào những mục tiêu lớn: vòng loại World Cup 2030, hay Asian Cup 2027 sẽ diễn ra sau đây 2 năm. Khi ấy, lứa chủ chốt của ông Kim sẽ ở khoảng tuổi từ 29 - 31. Ngay từ lúc này, các cầu thủ đã khó cải thiện trình độ do chỉ chơi ở giải trong nước. Vậy 2, 3 năm nữa, HLV Kim Sang-sik sẽ nhào nặn nguồn lực nào để "đổ khuôn" thành công cho đội tuyển? Câu hỏi đó, không phải chỉ ông Kim cần tìm kiếm câu trả lời.
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 7 bàn sau 4 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
'Hãy xem sự học như chinh phục đỉnh núi'
Sáng 10.3, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong, bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Theo cáo trạng, ông Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Tuy nhiên, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khai tại tòa, ông Minh cho biết mật độ xây dựng khu chung cư mini được duyệt chỉ 70% song xây tới 100%; khi xây không thấy cán bộ hướng dẫn, yêu cầu gì về việc phải lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy, nên bị cáo không lập.Tháng 7.2015, khi công trình đang xây dựng tại tầng 7, tổ thanh tra xây dựng P.Khương Đình lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ông Minh bị Q.Thanh Xuân phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, cưỡng chế thi hành, nhưng trì hoãn suốt 2 tháng.Chủ tọa hỏi "có phải đưa tiền cho ai để được để im công trình suốt 2 tháng không?", ông Minh nói "không". "Tức là cơ quan quản lý cứ làm ngơ và không có yêu cầu ý kiến gì à?", chủ tọa truy vấn. Ông Minh nói "không có yêu cầu gì" và cho rằng do "nhân lực và thời tiết khi đó chưa cho phép" nên chưa tháo gỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Vẫn theo cáo trạng, cán bộ P.Khương Đình lập biên bản, ký xác nhận về việc ông Minh tự tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép tại tầng 7. Dù vậy, họ không báo cáo về đường lối tiếp tục xử lý công trình. Đối với phần xây dựng sai mật độ, các cán bộ không yêu cầu phá dỡ.Từ diễn biến trên, ông Minh sau đó tiếp tục xây thêm 3 tầng nữa, không thấy có ai xuống nhắc nhở, cấm đoán gì."Thế là làm ngơ hết à, có phải đưa tiền cho ai để được người ta làm ngơ cho xây tiếp không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Minh một lần nữa khẳng định không, đồng thời cho biết ít khi xuống công trình, các lần xuống chưa khi nào gặp cán bộ xuống kiểm tra.Sau khi xây dựng xong chung cư mini, ông Nghiêm Quang Minh bán 45 căn hộ cho các cá nhân và hộ gia đình. Bị cáo này cho hay đã giao quyền sử dụng căn hộ cho người mua, bản thân không ở đó, chỉ chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì năm đầu.Đáng chú ý, từ năm 2018 - 2020, Công an Q.Thanh Xuân phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại khu chung cư mini, có nguy cơ phát sinh cháy nổ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tháng 6.2020, chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động tầng một của tòa nhà. Ông Minh và các hộ dân phải thực hiện yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC nhưng không làm.Thậm chí, Công an Q.Thanh Xuân gửi công văn cho ông Minh, các hộ dân và cả Công an P.Khương Đình nhưng các vi phạm chưa được khắc phục.Trả lời trước tòa về việc nhiều lần bị nhắc nhở, cảnh báo về vi phạm PCCC, bị cáo Minh nói không sinh sống ở đây nên không biết, cũng không nhận được văn bản của cơ quan thẩm quyền, không thấy cư dân nào nói cho biết."Rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành. Đài báo, truyền hình người ta cũng đưa tin chính cái ngôi nhà này luôn, quận cũng có quyết định đình chỉ, 1 tháng sau công an quận lại tiếp tục có văn bản đôn đốc PCCC, đã giao cho bị cáo rồi, nhưng bị cáo tiếp tục không thực hiện. Xây xong là hết trách nhiệm à?", chủ tọa truy vấn.Đáp lời, bị cáo Minh tiếp tục cho rằng văn bản đưa cho cư dân chứ bị cáo không nhận được.