Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ
Những tín hiệu vô tuyến lạ nói trên là những vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB). Đây là các xung dài 1/1.000 giây của những sóng vô tuyến mạnh đến mức có thể truyền đi hàng tỉ năm ánh sáng và được trái đất thu nhận.FRB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và các nhà vật lý lý thuyết như Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), đã gợi ý rằng chúng có thể phát ra từ các nền văn minh ngoài hành tinh.Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã xác định chính xác nguồn gốc của một FRB và phát hiện ra rằng nó ở rất gần một ngôi sao neutron. Đây là một ngôi sao cực kỳ dày đặc đã sụp đổ, chỉ bằng kích thước của một thành phố nhưng có khối lượng bằng mặt trời.Sao neutron nói trên cách chúng ta khoảng 200 triệu năm ánh sáng và được bao quanh bởi một từ trường dày đặc mà các nhà khoa học tin rằng đó là nguồn gốc của FRB.Tiến sĩ Kiyoshi Masui, phó giáo sư vật lý tại MIT, cho hay: "Xung quanh những ngôi sao neutron có từ tính cao này, còn được gọi là sao từ, các nguyên tử không thể tồn tại mà sẽ bị xé toạc bởi các từ trường".Trước đây, Giáo sư Loeb đã gợi ý rằng các vụ nổ năng lượng nói trên có thể là "chùm tia vô tuyến mạnh" do nền văn minh ngoài hành tinh tạo ra và được sử dụng cho mục đích quân sự. Ông cho rằng chúng có thể được tạo ra để đẩy một cánh buồm nhẹ nhằm phóng hàng hóa với tốc độ gần vận tốc ánh sáng.Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên hơn và để tìm hiểu, các nhà khoa học đã nghiên cứu một FRB cụ thể được phát hiện vào năm 2022. Họ xác định vị trí chính xác của tín hiệu vô tuyến này bằng cách phân tích "sự nhấp nháy" của nó, tương tự như cách các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm.Một vật thể càng nhỏ hay càng xa thì nó nhấp nháy càng nhiều. Tương tự như thế, sóng vô tuyến nhấp nháy hoặc phát sáng khi chúng đi qua môi trường giữa các vì sao, giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của chúng.Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương: Nguy cơ dịch qua biên giới vào nội địa, bùng phát rất lớn
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Nhà hàng duy nhất ở Việt Nam vào top 50 tốt nhất châu Á
NSND Lệ Thủy chia sẻ với Thanh Niên, năm nay bà đón tết trong không khí đoàn viên ấm áp, khi các con, cháu từ Úc trở về thăm. Với nữ nghệ sĩ, tết là thời gian quý báu để gia đình sum vầy, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và yêu thương.Ngày tết, nữ nghệ sĩ luôn giữ những món ăn truyền thống như thịt kho trứng, canh khổ qua và đặc biệt là làm bì, món ăn gắn bó với bà từ thời thơ ấu. "Năm nào tôi cũng mua thịt về làm bì, bởi đây là món ăn quen thuộc mà bà ngoại tôi thường làm. Tôi được ảnh hưởng nhiều từ bà ngoại, những món bà từng nấu, giờ tôi cũng làm cho con cháu. Các con tôi cũng học theo và tiếp nối truyền thống này", nữ nghệ sĩ chia sẻ.Ở tuổi U.80, ngôi sao cải lương gạo cội tiết lộ sức khỏe của bà tạm ổn, dù mắc một số bệnh người già. Nữ nghệ sĩ cho biết niềm đam mê nghề vẫn luôn cháy bỏng nên bà duy trì đi hát để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, NSND Lệ Thủy không thể đi diễn thường xuyên như những năm trước vì nhiều lý do. "Bây giờ sân khấu cải lương không còn được như hồi xưa, không thể diễn hằng đêm. Trung bình một tuần, tôi hát 3, 4 điểm ở những sự kiện, hội chợ thương mại, những buổi tiệc... cho đỡ nhớ nghề. Tôi không câu nệ sân khấu lớn nhỏ, miễn được đem tiếng hát đến khán giả. Với tôi bây giờ, được đứng trên sân khấu là niềm vui", nữ nghệ sĩ tâm sự."Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương miền Nam chia sẻ bà muốn hát để lưu dấu những kỷ niệm đẹp. Ngoài tham gia các chương trình ở TP.HCM, bà không ngại đi đến các tỉnh ở vùng sâu vùng xa. Với NSND Lệ Thủy, đây là cơ hội để bà mang lời ca tiếng hát đến gần hơn với những khán giả ít có cơ hội thưởng thức nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ vô cùng hạnh phúc khi đi đến đâu cũng được khán giả chào đón, thương mến cái tên Lệ Thủy. Giọng ca Đời cô Lựu bộc bạch: "Một người lớn tuổi như tôi mà bầu sô vẫn còn mời đi diễn, nghĩa là khán giả vẫn còn thương mình. Khi tôi đi hát ở vùng sâu, vùng xa, nhiều em nhỏ chạy lại thể hiện sự ái mộ, xin chụp hình kỷ niệm. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Người lớn yêu mến tôi là điều bình thường, nhưng khi các em nhỏ ái mộ mình như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và xúc động. Sự yêu thương, mến mộ của khán giả là nguồn động lực lớn lao để tôi tiếp tục cống hiến". Khi đứng trên sân khấu, NSND Lệ Thủy luôn mang đến những màn biểu diễn đầy đam mê và nhiệt huyết. Nữ nghệ sĩ tâm sự, có những lúc mệt mỏi, đi không nổi, nhưng khi vừa bước ra sân khấu, bà lại cảm thấy tràn đầy năng lượng. "Khi khán giả vỗ tay hưởng ứng, tự nhiên tôi quên mất mình bao nhiêu tuổi rồi. Tình cảm của khán giả là động lực để tôi vui, tôi khỏe, không còn thấy mệt mỏi nữa. Mong ước lớn nhất của tôi trong năm mới là có sức khỏe, bởi có sức khỏe là có tất cả. Với tôi, được đi hát là một niềm vui nên nếu ai có mời mà tôi thấy mình đảm nhận được thì tôi đi. Khán giả còn thương thì tôi phải đi, chừng nào khán giả hết thương tôi mới hết đi hát", nghệ sĩ U.80 bày tỏ.
Việt Nam cũng có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội này cho NDC, hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu.
Bình Định: Khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích tháp Đại Hữu
Vòng chung kết toàn quốc: