Nghịch lý bóng đá CLB châu Á
Giá cà phê arabica tại Brazil, kỳ hạn tháng 7 tiếp tục giảm thêm 156,2 USD/tấn xuống còn 5.514 USD/tấn.Bộ GD-ĐT lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH?
Hoàn thành đường chạy và vượt qua đầy đủ các chướng ngại vật, mỗi vận động viên nhí sẽ nhận được huy chương công nhận thành tích. Ngoài ra, ở mỗi cự ly, ban tổ chức sẽ trao tặng các giải nhất, nhì, ba cùng những phần thưởng giá trị cho 3 bạn nhỏ về đích đầu tiên.
Dòng tiền vào ồ ạt, VN-Index bứt phá lên 1.270 điểm
Thanh Pháp, sinh năm 1986, nghệ sĩ người dân tộc Chăm, quê thôn Châu Hanh, xã Phan Thanh, H.Bắc Bình (Bình Thuận), lớn lên trong gia đình làm nông có đến 11 anh chị em. Cả nhà không có ai theo nghệ thuật, nhưng Thanh Pháp lại bén duyên và say mê ca hát từ khi còn nhỏ.Là con thứ 10 trong gia đình, tuổi thơ của Thanh Pháp cũng như bao đứa trẻ khác ở làng Chăm Pley Chăm, theo anh chị chăn dê, chăn bò bên bờ sông Lũy và giúp cha mẹ làm ruộng, cấy lúa. Khi còn học cấp 3, Thanh Pháp đã tham gia đội văn nghệ dân tộc Chăm của Bình Thuận đi biểu diễn nhiều nơi. Tốt nghiệp khoa Sư phạm âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM, anh trở về phục vụ quê hương, làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (thuộc Sở VH-TT-DL Bình Thuận) từ đó đến nay.Với chất giọng tenor khỏe khoắn, Thanh Pháp hát được nhiều thể loại dân ca, đặc biệt dòng nhạc dựa trên chất liệu dân ca Chăm.Vài năm trở lại đây, anh chuyển qua sáng tác và hòa âm phối khí. Một số ca khúc do Thanh Pháp sáng tác được giới chuyên môn đánh giá có chiều sâu, thấm đượm văn hóa dân tộc; đặc biệt là những sáng tác dựa trên nền tảng dân ca Chăm. Có thể kể đến ca khúc Giọt tháp do Thanh Pháp sáng tác và biểu diễn đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 ở TP.Hải Phòng. Hay như bài Lời thỉnh cầu Pô Yan do anh sáng tác và biểu diễn, đạt giải B tại Liên hoan âm nhạc các nước ASEAN 2022 ở TP.Hội An (Quảng Nam). Đặc biệt, tác phẩm Xương rồng đất tháp đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức tại Bình Dương vào tháng 9.2024.Chỉ khoảng 10 năm sáng tác, Thanh Pháp đã cho ra đời gần 60 ca khúc, trong đó có những tác phẩm mà anh tâm sự là "viết bằng cả trái tim mình". Chẳng hạn bài Giọt tháp, Thanh Pháp cho biết: "Tôi lấy hình ảnh những ngôi tháp Chăm ở khắp các tỉnh thành miền Trung, ví như những giọt nước của đất trời ban tặng, nổi lên trên mặt đất. Đó là những cảm xúc thôi thúc để tôi viết nên ca khúc này". Còn với bài Giấc mơ shiva thì lại khác. "Trong tiếng Chăm, shiva là tượng, nhưng có một điệu múa Chăm truyền thống cũng có tên shiva. Tôi muốn khắc họa lại điệu múa truyền thống của dân tộc mình bằng làn điệu âm nhạc. Thế là bài hát ấy ra đời và lần đầu do chính tôi phổ biến đến công chúng", Thanh Pháp tâm sự.Nhưng đối với Thanh Pháp, tâm đắc nhất vẫn là bài hát Xương rồng đất tháp. Anh chia sẻ: "Tôi viết để tôn vinh những người mẹ Chăm, trong đó có hình bóng mẹ tôi. Những người phụ nữ Chăm mưu sinh vất vả trong cái nắng, cái gió rát mặt ở ruộng đồng vào mùa khô. Họ như những cây xương rồng trong sa mạc, dù khô cằn vẫn vươn mình xanh tốt để nuôi sống đàn con lớn lên".Đặc biệt, bài hát Có một trái tim, Thanh Pháp viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi vừa nghe tin ông tạ thế. "Tôi nghĩ rằng một người như ông, cả đời vì sự nghiệp của Đảng, của dân. Ông mất đi nhưng câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất" lại khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bằng tình cảm yêu quý của một đảng viên trẻ tuổi, tôi viết ca khúc ấy rất nhanh ngay sau khi nghe tin ông mất. Sau đó, bài hát (do ca sĩ Minh Đức thể hiện) được Đài truyền hình Bình Thuận dàn dựng và do chính tôi hòa âm, phối khí trước khi công chiếu", Thanh Pháp kể.Điều đặc biệt hơn nữa, Thanh Pháp vinh dự được mời biểu diễn tại 2 kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12.1.2011), Thanh Pháp được mời biểu diễn với bài hát Hỡi em Nurisa (Khánh Vinh sáng tác, viết về người Chăm Nam bộ). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thanh Pháp được biểu diễn ở lễ bế mạc (28.1.2016) với bài hát Làng Chăm ơn Bác của nhạc sĩ A Mư Nhân.Tháng 10.2024, Thanh Pháp cũng được mời biểu diễn phục vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (17.10.2024). "Tôi nghĩ mình may mắn được trình diễn phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đó là niềm vinh dự, tự hào của một người nghệ sĩ, giúp tôi có động lực để cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa", Thanh Pháp cho biết.Thanh Pháp cũng tâm sự: "Dù biểu diễn ở đâu, tôi cũng cống hiến hết mình để quảng bá văn hóa truyền thống. Còn mỗi khi được về biểu diễn cho bà con đồng bào Chăm nghe các làn điệu dân ca, tôi cảm thấy hạnh phúc như được về chính ngôi nhà của mình để hát cho mẹ nghe".Năm 2023, Thanh Pháp được vinh danh là một trong 70 gương mặt tiêu biểu của ngành VH-TT-DL. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Pháp hiện là Trưởng phòng Biểu diễn nghệ thuật, thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, Bình Thuận.Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, chia sẻ: "Thanh Pháp hội đủ 3 yếu tố tạo nên một nghệ sĩ triển vọng. Thứ nhất, được đào tạo bài bản ở Nhạc viện TP.HCM. Thứ hai, là người luôn có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nghề nghiệp. Thứ ba, nghệ sĩ có tố chất sáng tạo, có tư duy mới, chịu học hỏi, luôn khát vọng sự đổi mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Tôi nghĩ rằng không chỉ giữ lửa nghề, Thanh Pháp sẽ phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phong trào văn hóa nghệ thuật của Bình Thuận nói chung".
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Nhận định bóng đá Chelsea vs Man City (23 giờ 30 ngày 17.4): Cuộc chiến một mất một còn
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.