Người dân được đi metro số 1 miễn phí trong bao lâu?
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.VNG lập liên doanh với đối tác ngoại đầu tư Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Nếu hâm mộ đồng hồ G-Shock nhưng vẫn quan tâm đến các chức năng smartwatch, dưới đây là một số lựa chọn có kiểu dáng đậm chất G-Shock đang bán trên thị trường mà người tiêu dùng có thể tham khảo. Điểm ưu việt của những chiếc đồng hồ này là mang đến nhiều tính năng theo dõi tập luyện tiên tiến để người dùng có thể nắm bắt về tình trạng tập luyện cũng như sức khỏe của mình.Amazfit đã giới thiệu mẫu đồng hồ Active Edge vào đầu năm 2024 với nhiều tính năng thông minh ấn tượng. Đúng như tên gọi của nó, đồng hồ mang thiết kế chắc chắn, trong đó "Active" gợi ý rằng đây là một sản phẩm lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời và thể thao.Active Edge sở hữu màn hình LCD tròn 1,32 inch và khả năng chống nước lên đến 10 ATM, cho phép người dùng lặn ở độ sâu tối đa 100 mét. Đồng hồ hỗ trợ hơn 130 chế độ thể thao, bao gồm khả năng phát hiện tự động cho 7 hoạt động như chạy ngoài trời, đi bộ, đạp xe..., cùng với 25 bài tập sức khỏe.Nhờ vào cảm biến sinh trắc học BioTracker PPG, người dùng có thể theo dõi nhịp tim, mức oxy trong máu, giấc ngủ và mức độ căng thẳng. Mẫu đồng hồ này có giá bán toàn cầu là 140 USD.Mẫu smartwatch này thuộc dòng sản phẩm T-Rex dành cho những người yêu thích khám phá. Được ra mắt vào tháng 9.2024, T-Rex 3 là phiên bản mới nhất trong dòng sản phẩm này, nổi bật với độ bền đạt tiêu chuẩn quân sự và nhiều tính năng thông minh.Chiếc đồng hồ này sở hữu màn hình AMOLED 1,5 inch với độ sáng tối đa lên đến 2.000 nit. T-Rex 3 chạy trên hệ điều hành Zepp OS 4, tích hợp công nghệ GPT-4 của OpenAI cho phép người dùng theo dõi nhiều chỉ số sức khỏe như nhiệt độ da, nhịp tim, mức oxy trong máu, căng thẳng và giấc ngủ.Với khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn 10 ATM, T-Rex 3 còn được trang bị lớp kính Gorilla Glass của Corning và hỗ trợ tương tác qua găng tay, rất phù hợp cho những chuyến đi bộ đường dài vào mùa đông. Đồng hồ cũng hỗ trợ GPS và có thời lượng pin ấn tượng, lên đến 27 ngày khi sử dụng thông thường và 81 ngày ở chế độ đồng hồ cơ bản. Mẫu smartwatch này có giá khoảng 299 USD.Garmin Instinct Crossover Solar nổi bật với thiết kế mạnh mẽ và tính năng vượt trội. Với mức giá 450 USD, chiếc smartwatch này không chỉ hỗ trợ GPS mà còn có khả năng hoạt động bằng năng lượng mặt trời, cho phép thời gian sử dụng lên đến 28 ngày hoặc 70 ngày khi sử dụng chế độ sạc bằng năng lượng mặt trời.Ngoài ra, Garmin Instinct Crossover Solar còn được trang bị nhiều tính năng hữu ích như đo nồng độ oxy trong máu (Pulse OX), khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn 10 ATM, theo dõi nhịp tim, lập bản đồ nhịp thở, theo dõi sức khỏe phụ nữ, chu kỳ giấc ngủ và mức độ căng thẳng. Đặc biệt, dù là smartwatch lai, người dùng vẫn có thể kết nối với điện thoại để nhận thông báo, tìm điện thoại hoặc đồng hồ của mình, cùng nhiều tính năng theo dõi thể thao khác.
Đề nghị phạt UDIC vì 14 năm chưa khởi công dự án nhà ở xã hội
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.
Messi lại thành tâm điểm thiết lập kỷ lục mới, ca sĩ Taylor Swift cũng thích mê
minh họa: Shutterstock