$954
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso.Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso.Sau khi bài viết "Lại khổ vì karaoke ngày tết, hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" được đăng tải, khá nhiều "nạn nhân" của thực trạng hát karaoke gây ồn ào tiếp tục chia sẻ những nỗi niềm, mà nói đúng hơn đó là sự bực tức họ phải chịu đựng suốt mùa tết.Một anh chàng quê ở TP.Đà Nẵng, làm rể tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, kể trong sự bất ngờ: "Thật lạ lùng khi nhà hàng xóm có thể hát karaoke thâu đêm suốt sáng. Giống như kiểu họ không thể sống mà thiếu karaoke vậy. 23 giờ, 24 giờ vẫn hát "rân trời". Không thể hiểu nổi".Có người ở một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, ta thán: "Nhà hàng xóm chỉ có một người nhưng hát karaoke liên tục. Nếu như trong liveshow, một ca sĩ hát hết cỡ thì cũng chỉ khoảng 30 bài. Nhưng mà một ngày, người này có thể hát vài chục ca khúc. Dường như bài gì, nhạc nào cũng "cân" được (ý là hát được – PV). Họ hát karaoke thoải mái mà không hề nghĩ đến cảm giác của những gia đình kế bên. Họ vô tư thể hiện "tài năng âm nhạc" mà không biết là đang làm phiền, ảnh hưởng đến người khác".Câu chuyện "hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" cũng nhận được sự đồng tình của bạn đọc. Có người kể chuyện ở xóm tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Một người vừa mua dàn karaoke 7,2 triệu đồng. Hàng xóm thấy vậy, không để nhà mình thua nhà người ta, lập tức lên siêu thị điện máy "quất" hệ thống tốt hơn, âm thanh đỉnh cao hơn, và quan trọng là phát ra tiếng to hơn với giá gần 20 triệu đồng. Chưa kết, vì không thể chấp nhận hai dàn loa của hai gia đình bên cạnh "dội" vào nhà, một gia đình khác ở gần đó, bán hẳn cặp bò giá 36 triệu đồng để "tậu" luôn dàn karaoke mới vào ngày 24 tháng Chạp…Sự "chịu chơi" của ba gia đình vừa kể khiến người dân trong xóm "lãnh đủ", họ bị karaoke "tra tấn"… nguyên cái tết. "Họ hàng đến chúc tết mà nghe câu được câu mất, vì bị tiếng karaoke làm ồn", "Hôm mùng 4 cúng tạ, nhưng chẳng thể tập trung để cúng vì bên này, bên kia, bên nọ hát um sùm ở âm thanh to nhất"… là những phản ánh của người dân.Có người còn ví von: "Mỗi lần nhạc mở lên, âm thanh đùng đùng, nhà tôi cách nhà họ cả 20 – 30 mét mà hệ thống tôn trên mái nhà như… lắc lư theo. Đất trời như ngả nghiêng điên đảo".Lời kể này giống bình luận của bạn đọc Thảo trên Báo Thanh Niên: "Nhà cách đám giỗ 100 mét mà loa karaoke đập phình phình làm rung cả nền nhà".Tài khoản Thảo cũng chia sẻ mong muốn: "Ước gì có một quy định như Nghị định 168 (tức Nghị định 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ - PV) thì đỡ cho hàng xóm biết mấy".Tài khoản tên Bạn đọc mới cho rằng: "Giá mà phạt hát karaoke cũng nặng như giao thông thì chắc là dẹp được. Vụ này nên có cái Nghị định cỡ 168 mới trị được. Để kéo dài e sẽ loạn".Tài khoản ngocquynh1959@gmail.com thì nói: "Ước muốn cháy lòng là vấn nạn "karaoke tra tấn" cũng có cái Nghị định 168".Cùng quan điểm, tài khoản nguyenminh200782, kiến nghị: "Phải phạt thật nặng như Nghị định 168 mới đủ sức răn đe".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chia sẻ nhiều cách để có thể dẹp bỏ vấn nạn karaoke hoành hành. Theo bạn đọc thanh vu le thì "đây là một vấn nạn từ lâu, đến nay vẫn tồn tại vì sự thiếu ý thức của người sử dụng và cách xử lý không quyết liệt của các cơ quan chức năng".Bạn đọc bbb Aaa nói: "Muốn chấm dứt nạn khủng bố karaoke dễ ợt. Cứ phạt từ 10 - 20 triệu là xong".Bạn đọc Q.V viết: "Phạt nặng nhằm hướng người dân đến ý thức về pháp luật tốt hơn. Đã có Nghị định 168 xử phạt rất nặng đến hàng chục triệu đồng về vi phạm giao thông, nhưng tại sao lại không có nghị định chế tài thật nặng đối với vấn nạn karaoke? Trong khi hậu quả do karaoke gây ra là rất lớn. Nếu xử phạt nạn karaoke với mức phạt giống như mức phạt giao thông đến hàng chục triệu thử xem còn nhà nào dám mở loa karaoke phá làng phá xóm nữa không?".Bạn đọc yourself120813@gmail.com đề xuất: "Vi phạm tiếng ồn thì đề nghị phạt thật nặng, tịch thu dàn karaoke". Bạn đọc Nguyen Viet Nam mong mỏi: "Phải có biện pháp chế tài thật mạnh".Bạn đọc Tran Ha cho rằng: "Nên phạt 20 triệu đồng, tịch thu phương tiện. Đảm bảo 90% người dân đồng ý". ️
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về! ️
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp. ️