Jennie vắng mặt, Kim Go Eun được dịp chiếm spotlight với váy ren
Sáng 19.1, Đội Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.Đà Nẵng bàn giao 2 vụ, với 9 côn đồ kéo nhau đi hỗn chiến, cho công an các địa phương thụ lý.Trước đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Đà Nẵng nhận điện báo từ người dân về việc nhóm côn đồ mang theo hung khí tụ tập trên đường Âu Cơ (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).Trung tâm chỉ huy điều động tổ công tác lực lượng cảnh sát 113 đang ở gần khu vực, cơ động đến hiện trường. Tuy nhiên nhóm nghi phạm đã di chuyển.Truy xét nhanh, đến kiệt 34 đường Âu Cơ, tổ công tác phát hiện nhóm 5 người đi trên 2 xe máy về hướng kiệt 57 đường Đồng Kè, nên đã truy bắt.Thấy lực lượng cảnh sát, cả nhóm rú ga bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe nhưng đã bị cảnh sát 113 bắt giữ toàn bộ.5 người gồm: Bùi Quang Tuyên (ngụ P.Hòa Khánh Bắc), Trần Gia Quyền (cùng 18 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), Trần Phúc Hậu (28 tuổi, ngụ Bến Tre), Nguyễn Hoàng Duy Mẫn (19 tuổi, ngụ xã Hòa Sơn), C.T.T.M (nữ, 17 tuổi, ngụ xã Hòa Khương, cùng H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).Tại hiện trường, lực lượng công an tạm giữ 2 cây kiếm Nhật, 2 xe máy. Theo khai nhận, nhóm này mâu thuẫn qua mạng xã hội với một nhóm côn đồ ở khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, nên hẹn nhau giải quyết.Tổ công tác Cảnh sát 113 lập hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Công an Q.Liên Chiểu thụ lý.Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, trước đó, lúc 1 giờ 15 cùng ngày, Đội Cảnh sát 113 nhận tin báo tại khu vực trên đường Tôn Đức Thắng (P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ) có nhóm thanh thiếu niên tụ tập, chuẩn bị hung khí đánh nhau.Tổ công tác triển khai vây bắt ở khu vực ngã ba Huế, tạm giữ 4 nghi phạm: Phạm Hữu Khánh Hưng (18 tuổi, ngụ TP.Huế), T.V.M, N.X.P (cùng 17 tuổi), Lê Văn Hiền (19 tuổi, cùng ngụ Q.Liên Chiểu). Nhóm này khai nhận đang trên đường kéo ra biển để chém nhau với nhóm côn đồ khu vực làng chài.Đội Cảnh sát 113 chuyển 4 nghi phạm cho Công an Q.Cẩm Lệ thụ lý.Sonic Frontiers đã xác nhận thời gian phát hành
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
PUBG Mobile: Cấm thi đấu một năm tuyển thủ Rabiz
Mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố sinh dục như estrogen và progesterone, mặt khác virus SARS-COV-2 gây rối loạn đông máu từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Kèm theo đó là tâm lý lo lắng, căng thẳng, những áp lực bên ngoài tác động trong và sau Covid-19 tác động đến chu kỳ kinh.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Liverpool chính thức đánh bại các ‘ông lớn’ trong thương vụ chiêu mộ Gakpo
Ngay từ trước vòng loại giải TNSV THACO cup 2025 khu vực TP.HCM, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã được HLV các đội đánh giá cao bởi sở hữu dàn cầu thủ chất lượng, khẳng định vị thế ở các giải đấu sinh viên toàn quốc. Các học trò HLV Tạ Hồng Hà cho thấy sức mạnh khi toàn thắng ở vòng bảng trước các đội cứng cựa như đội Trường ĐH Văn Lang, đội Trường ĐH RMIT, đội Trường ĐH Gia Định. Tuy nhiên dấu ấn đặc biệt nhất của đội bóng này là quật ngã đội đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM ở vòng play-off giành vé tham dự VCK. Đó là trận đấu mà đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM sau khi lách cửa hẹp đi tiếp được đánh giá rất cao nhưng lối chơi chặt chẽ của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phát huy hiệu quả. Để rồi sau khi bất phân thắng bại ở thời gian thi đấu chính thức, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà vỡ òa niềm vui lần đầu giành vé vào VCK giải TNSV THACO cup 2025 khi đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM trên chấm luân lưu. "Đó là trận đấu để lại nhiều cảm xúc cho toàn đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM lẫn người hâm mộ khi chúng tôi đánh bại được đội đương kim vô địch. Cảm ơn các cầu thủ đã cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Việc loại đội vô địch sẽ khiến đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bị các đối thủ chú ý ở VCK, đó là áp lực nhưng cũng là niềm vui, động lực để cả đội cùng nỗ lực", HLV Tạ Hồng Hà chia sẻ. Trò chuyện với Thanh Niên trước thềm VCK giải TNSV THACO cup 2025, HLV Tạ Hồng Hà cho biết thời gian đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chuẩn bị cho VCK không nhiều vì các em về nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày nhưng với nền tảng sẵn có cùng với việc các em thường xuyên thi đấu các giải phong trào nên vẫn giữ được phong độ. Trước thềm VCK giải TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đá giao hữu với Trường Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định cùng đội Khoa bóng đá Trường ĐH TDTT 2 (Trường ĐH TDTT TP.HCM). Với màn thể hiện tốt trong tập luyện cũng như đá giao hữu, HLV Tạ Hồng Hà kỳ vọng các học trò phát huy hết khả năng ở VCK. Ở VCK, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM Không thay đổi, bổ sung nhân tố nào khác so với vòng loại. Thạch Tuấn Tường là gương mặt nổi bật của đội bóng này khi chơi rất hay ở vị trí trung vệ, chỉ huy hàng phòng ngự đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thành bức tường thành vững chãi. Ít người biết sở trường của Tuấn Trường là tiền đạo khi từng là cây săn bàn hàng đầu của đội nhưng với sự đa năng, anh có thể chơi ở nhiều vị trí. Ở hàng tiền vệ, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có Nguyễn Huỳnh Phúc Tài giàu kinh nghiệm và bản lĩnh còn trên hàng công, HLV Tạ Hồng Hà đặt niềm tin lớn vào bộ đôi Trần Nguyễn Công Bảo, Lê Xuân Vũ. "Các đội tham dự VCK giải TNSV THACO cup 2025 đều là đại diện xuất sắc nhất của các khu vực trên toàn quốc nên rất mạnh và chất lượng đồng đều. Tôi nghĩ đội nào đến VCK cũng mong ước sẽ bước lên bục cao nhất, chúng tôi cũng ấp ủ ước muốn đó nhưng trước hết sẽ chơi hết sức, phấn đấu hết mình và đoạt được Cúp vô địch thì quá tuyệt vời", HLV Tạ Hồng Hà bộc bạch. Ngoài ra đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đặt ra mục tiêu đá đẹp đúng chất sinh viên nhằm để lại hình ảnh đẹp nơi người hâm mộ.