Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 23.1.2024
Virus cúm sẽ tấn công vào hệ hô hấp của con người thông qua đường mũi họng và tấn công xuống phế quản và phổi. Vì vậy sẽ gây ra bệnh cúm ở con người. Đặc biệt virus cúm rất dễ lây lan ở những môi trường đông người, ví dụ như là nhà trẻ, trường học. Chúng sẽ lây lan bằng những giọt bắn, nước bọt hoặc là những dịch tiết mũi họng của những người bị nhiễm cúm khi ho hoặc hắt hơi. Và đặc biệt hơn là khi chúng ta tiếp xúc gần hoặc là mật thiết với người mắc bệnh cúm. Với thời tiết se lạnh của Sài Gòn vào những buổi sáng và mưa gió thất thường như vậy thì đây là một điều kiện thuận lợi để cho virus dễ dàng phát triển và lây lan hơn.Nước đóng một vai trò rất là quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Chúng ta có thể là nhịn ăn nhưng không thể nào nhịn uống được vì nước chiếm tới 70 và thậm chí là 80% trọng lượng của cơ thể.Nước cung cấp rất nhiều khoáng chất tham gia vào trong những quá trình chuyển hóa, vận chuyển oxy và đặc biệt là nước còn cho chúng ta nâng cao sức đề kháng. Vì vậy nếu như một người bình thường uống đủ nước thì miễn dịch cũng được nâng cao. Và nếu mà nhiễm cúm chúng ta uống đủ nước thì sức khỏe có thể là chống chọi lại và vượt qua dịch cúm này một cách hiệu quả hơn.Đối với một người chưa mắc bệnh cúm và muốn phòng bệnh trong mùa dịch thì cần chú ý phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, vệ sinh sạch sẽ đường mũi họng hằng ngày, phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày để tăng sinh hệ miễn dịch. Có một hệ miễn dịch tốt thì sẽ phòng được bệnh cúm.Khi mà hệ miễn dịch tốt thì không những là chúng ta phòng được bệnh cúm mà tránh được tất cả các bệnh lý khác luôn vì nếu mà một hệ miễn dịch tốt thì sẽ chống chọi lại được những virus vi khuẩn với môi trường bên ngoài.Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Học sinh nào thuộc diện tuyển thẳng?
Việt Nam cũng có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội này cho NDC, hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu.
PUBG Mobile: Khu vực Việt Nam rộng cửa đi tiếp tại giải vô địch Đông Nam Á
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Kể về chuyến đi xa nhất của mình, anh Nam chia sẻ về dịp Tết Nguyên đán 2023 này, cả gia đình (5 người) đi hành trình "lên rừng xuống biển". Xuất phát từ TP.HCM lên Gia Lai rồi vòng về Quy Nhơn, chạy dọc theo đường ven biển qua Nha Trang - Phan Thiết - Vũng Tàu rồi về lại TP.HCM, với tổng quãng đường hơn 1.000 km.
'Bảo vật điện ảnh Nhật Bản' Hirokazu Kore-eda: Đôi khi làm được phim là do may mắn
Ngày 13.3, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng để thông báo đến các cửa khẩu tìm kiếm tàu nước ngoài liên quan vụ va chạm với tàu cá Phú Yên tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa vào ngày 9.3.Theo báo cáo, lúc 14 giờ ngày 9.3, Đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận được tin báo về việc tàu cá PY 95157 TS (dài 18,8 m, công suất 730 CV) gặp nạn trên biển. Tàu cá này do ông Huỳnh Tấn Phong (41 tuổi, ở khu phố Phú Lạc, P.Hòa Hiệp Nam, TX.Đông Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng, xuất bến vào ngày 20.2, trên tàu có 8 người lao động.Khoảng 13 giờ 15 ngày 9.3, khi tàu cá PY 95157 TS đang hoạt động cách bờ biển tỉnh Khánh Hòa hơn 200 hải lý thì bị tàu chở dầu nước ngoài hành trình đi Ả Rập Xê Út (đi hướng nam - bắc) va chạm.Sau khi gây tai nạn, tàu chở dầu không dừng lại mà tiếp tục hành trình. Vụ va chạm khiến tàu cá bị hỏng máy, vỡ lái, vỡ cabin... Đến khoảng 15 giờ ngày 9.3, 8 ngư dân trên tàu cá bị nạn được tàu cá PY 95221 TS của ông Võ Chí Cư (42 tuổi) cứu vớt an toàn."Tàu cá PY 95157 TS đang thả neo dù, chờ các tàu cá khác đến lai dắt. Vẫn chưa có thống kê về con số thiệt hại nhưng hiện tàu cá này bị hư hỏng khá nặng", đại tá Hương cho biết.