Ô tô chạy dàn hàng 3, hàng 4 không bị xử phạt?
23 giờ ngày 26.11.2024, trên công trường xây dựng Trạm biến áp (TBA) 110kV sân bay Long Thành và đường dây đấu nối vẫn vô cùng tấp nập. Không khí hối hả, tập trung "căng như dây đàn" để vào giai đoạn nước rút, sớm hoàn thành các hạng mục cuối cùng, để đóng điện công trình vào ngày hôm sau (27.11). Đây là công trình cấp điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) - công trình trọng điểm quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ngay khi sân bay đi vào hoạt động - được hoàn thành sớm hơn dự kiến so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất vào quý 2/2025.Ông Lê Khắc Hưng - công nhân Xí nghiệp Lưới cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - chia sẻ, ông cùng các đồng nghiệp được huy động tham gia thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị từ ngày 24.11. Nhận thức được đây là dự án trọng điểm, để đáp ứng tiến độ, toàn bộ lực lượng tham gia nhiệt tình và hăng say bất kể ngày đêm. Đa số là ăn, ngủ tại công trường với tinh thần không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Dự án đường dây 110 kV đấu nối sau Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận được đầu tư để truyền tải nguồn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực; tăng cường nguồn cung cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Hảo cho khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải điện và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cấp điện trong khu vực theo tiêu chí N-1. Đại diện Công ty CP phát triển năng lượng Việt - đơn vị thi công dự án, cho biết quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn: áp lực về tiến độ, vật tư, điều kiện thời tiết… Đáng nói, trong thời điểm chạy nước rút của công trình, địa bàn thi công bị ảnh hưởng lớn của hoàn lưu sau bão Yagi, mưa gió liên tục. Thế nhưng, với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", công ty đã tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của chủ đầu tư; tăng cường bổ sung nhân lực, tổ chức lao động hợp lý, tăng ca, tăng kíp, làm việc từ 7 - 23 giờ mỗi ngày để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chính thức đóng điện, đưa vào vận hành ngày 31.10.2024.Không chỉ vài ba dự án, hàng chục công trình lưới điện 110kV ở khu vực miền Nam được đóng điện thành công với khối lượng công việc khổng lồ, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải ngày càng cao trên địa bàn quản lý. Riêng 3 tháng cuối năm, tính bình quân, khoảng 1,5 ngày hoàn thành 1 công trình điện.Trong thực tế, khu vực miền Nam là nơi có nền địa chất yếu, vào mùa mưa nhiều vị trí trụ điện bị ngập, sình lầy, nhiều khu vực thi công có địa hình chia cắt, nhiều kênh rạch nên công tác thi công, vận chuyển thiết bị vô cùng gian nan, khó khăn. Thậm chí vào mùa nước nổi, nhiều nơi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập nước kéo dài, khiến tiến độ triển khai thi công các dự án điện khó gấp bội.Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, từ đầu quý 3/2024, song song điều quân ra hỗ trợ dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNSPC tập trung nhân lực để triển khai loạt công trình điện với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Lãnh đạo EVNSPC khẳng định, nếu không quyết tâm cao, nỗ lực lớn thì chỉ tiêu về công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm khó có thể hoàn thành. Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang cho biết: "Trong quý cuối năm 2024, Ban lãnh đạo EVNSPC từ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên đến các Phó tổng giám đốc đều làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường xuyên có mặt trên công trường các dự án được giao phụ trách để đôn đốc tiến độ; đồng hành cùng lực lượng lãnh đạo, CBCNV làm công tác đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, các công ty điện lực, các nhà thầu kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường. Tinh thần làm việc này đã phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới".Theo EVNSPC, thành công của Tổng công ty năm qua nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên của EVNSPC, nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát; sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền và nhân dân các địa phương thì rất khó có thể thực hiện thành công. Bình Phước là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng điện năng cao. Năm 2024, dự báo mức sản lượng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỉ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023. Với chủ trương "điện đi trước một bước", giai đoạn 2021-2025, EVNSPC đã dành nguồn lực hơn 3.170 tỉ đồng triển khai các công trình lưới điện tại đây. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình triển khai các dự án là quỹ đất, giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đã có 9 công trình điện được đóng thành công.Trong năm 2024, lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên cũng thường xuyên làm việc với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quản lý như Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, EVNSPC và UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã kí biên bản phối hợp thực hiện các công trình lưới điện 110 kV trọng điểm trên địa bàn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp…Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, một trong những khó khăn khi triển khai các dự án trong năm 2024 là liên quan bàn giao mặt bằng. Lý do, năm qua, luật Đất đai mới ban hành nên các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng đơn giá. Khi chưa có đơn giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành các dự án, EVNSPC và các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân bàn giao mặt bằng trước, khi đơn giá được phê duyệt sẽ nhận tiền sau. Nhờ sự đồng hành đó, các công trình hoàn thành đúng tiến độ.Năm 2024, EVNSPC không chỉ ghi dấu ấn trên các công trình lưới điện khu vực miền Nam mà còn tham gia trải nghiệm đầy cảm xúc tại "chảo lửa" miền Trung trong những ngày các nước sôi sục với đường dây 500 kV mạch 3. Từ tháng 5.2024, hưởng ứng lời hiệu triệu của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hơn 600 cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao của EVNSPC đã "lên đường" tiếp sức cho Dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đảm nhận thi công các vị trí trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những người "lính áo cam" của ngành Điện miền Nam không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn đối diện thách thức lớn bởi đây là lần đầu tiên họ tham gia thi công đường dây siêu cao áp 500kV, trên địa hình đồi núi phức tạp… Dù vậy, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên ngày nghỉ, những "chiến sỹ áo cam" của EVNSPC đã không quản khó nhọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức cùng EVN hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3.Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực khi giao kết hợp đồng
Ngày 7.2, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM ký văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa. Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. Theo dữ liệu công bố (ngày 31.1.2025) của Viện Truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2.9.2024 - 26.1.2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ ngày 23 – 29.12.2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp mắc.Tại Việt Nam, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có 1 bệnh nhân đang phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).Tại TP.HCM, theo thống kê, báo cáo của Trung tâm kiểm soát bật TP.HCM và các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm, đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện bất thường trong công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cúm.Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan. Vì vậy, TP.HCM chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của dịch bệnh.Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.Sở Y tế TP.HCM giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM chủ trì, phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút (SVP) trên địa bàn. Tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.Đề nghị cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn báo cáo các ca bệnh hoặc nghi ngờ bệnh viêm phổi do vi rút, cúm về trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
Philippines đang phát triển hạm đội ở Biển Đông
Trước đó, nằm trong chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TP.HCM, chiều 23.2 sân thơ thiếu nhi cũng đã có nhiều hoạt động giao lưu với học sinh trường tiểu học Khai Minh, trường THCS Võ Trường Toản (Q.1) và trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn Q.3, bằng buổi tọa đàm văn học Thơ với tuổi thơ lớn lên cùng thành phố, với các bài tham luận tâm huyết của các nhà thơ: Lê Luynh, Nguyệt Thu, Trần Quốc Toàn...
Theo đó, khu phức hợp Tháp Quan sát (Empire City) thuộc Khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương cùng với 4 dự án khác sẽ được cấp sổ đỏ, được đóng tiền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung cho dự án gồm: khu phức hợp thông minh thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty TNHH Lotte Properties HCMC làm chủ đầu tư; khu đất 14,8 ha tại phường An Phú, TP.Thủ Đức có chủ đầu tư là Công ty Nguyên Phương; khu phức hợp Tháp Quan sát thuộc Khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương; khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 của chủ đầu tư Hưng Lộc Phát và dự án khu thương mại - căn hộ I-Home (Gò Vấp) của chủ đầu tư CT Group. Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án trên sẽ giúp bổ sung vào nguồn thu ngân sách thành phố hơn 18.000 tỉ đồng.Trước đó vào năm 2022, Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, chủ đầu tư dự án Empire City kêu cứu vì thủ tục hành chính quá chậm và việc không được cấp sổ đỏ cho các khu đất đã mua.Trong văn bản gửi đến ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Sỹ Nhân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, cho biết công ty đã thực hiện xong việc thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án từ năm 2017. Đã thi công toàn bộ hạ tầng khu đất được giao, đã xây dựng xong 3 cụm chung cư phức hợp…, với tổng vốn đầu tư đã giải ngân khoảng 13.000 tỉ đồng.Tuy nhiên nhiều năm qua, công ty gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư và đất đai để triển khai giai đoạn 2 do chờ các cấp giải quyết các nội dung kết luận về khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến kế hoạch đầu tư bị tác động mạnh, chi phí vốn gia tăng đáng kể.Việc chậm được cấp sổ đỏ cho các khu đất tại Thủ Thiêm mà công ty đã đóng đủ tiền sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư kinh doanh của dự án và thời gian thực tế sử dụng đất ngắn hơn. Đặc biệt là tác động mạnh vào tâm lý và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, vốn là các tập đoàn phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tài chính đến từ Singapore và Hồng Kông đã gắn kết với Việt Nam lâu dài.Do đó, công ty đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành ưu tiên cấp phép cho dự án MU8 lô 2-18. Cấp sổ đỏ cho dự án bởi đã nhiều năm sau khi hoàn thành đóng tiền sử dụng đất là gần 3.600 tỉ đồng, nhưng công ty mới chỉ được cấp sổ đỏ cho 3 lô đất trên tổng số 9 lô đất được giao.Để có đủ điều kiện triển khai dự án theo tiến độ đầu tư được duyệt và giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư, doanh nghiệp này đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị đến UBND TP.HCM chấp thuận cấp sổ đỏ cho các lô đất còn lại hoặc sớm giải quyết cấp trước 1 số lô đất, cụ thể là lô đất 2-13 và 2-18 theo thông báo của Văn phòng UBND TP.HCM năm 2019. Trong văn bản, công ty cam kết, ngay sau khi được cấp sổ đỏ cho các lô đất và hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục xây dựng cơ bản trong phê duyệt và cấp phép theo kiến nghị, công ty sẽ thực hiện các hạng mục còn lại của dự án, bao gồm xây dựng tòa tháp văn phòng trung tâm tài chính quốc tế và triển khai tòa tháp Empire 88 Tower cao 88 tầng trong thời gian sớm nhất.Được biết, cuối tháng 6.2015, UBND TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án cho Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương là liên doanh giữa Công ty cổ phần Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái với đối tác nước ngoài là Keppel Land (của Singapore) và Gaw Capital Partners (có trụ sở tại Hồng Kông). Tại thời điểm công bố, dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ USD.Theo quy hoạch, dự án được xây dựng trên diện tích 14,5 ha, nằm ven sông Sài Gòn và trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được thiết kế là một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, căn hộ, bãi đậu xe ngầm... theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng diện tích sàn xây dựng 730.000 m2, trong đó tòa nhà đa chức năng cao 88 tầng, là công trình điểm nhấn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.Đến tháng 2.2017, UBND TP.HCM ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu phức hợp tòa tháp quan sát tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc toàn khu sau khi điều chỉnh bao gồm tổng diện tích sàn xây dựng trên mặt đất từ 730.000 m2 lên 763.438 m2, hệ số sử dụng đất thuần từ 6,54 tăng lên 6,84 lần, số tầng hầm tăng từ hai lên ba tầng, số lượng nhà ở tăng từ 2.831 căn lên 3.787 căn.Hiện nơi đây đã hình thành 3 cụm chung cư cao cấp với tên gọi Empire City và đã bàn giao cho khách hàng về ở.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui': Lật tẩy bác sĩ 'dỏm' mổ xẻ
Theo TechRadar, Apple đang bí mật thử nghiệm kết nối vệ tinh Starlink của SpaceX trên iPhone, mở ra khả năng người dùng iPhone sẽ sớm có thêm một lựa chọn kết nối khi ở vùng không có sóng di động.Hiện tại, iPhone đã có tính năng kết nối vệ tinh khẩn cấp thông qua nhà cung cấp Globalstar. Tuy nhiên, dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chủ yếu dùng để liên lạc khẩn cấp và gửi tin nhắn ngắn.Trong khi đó, Starlink với mạng lưới vệ tinh phủ sóng rộng khắp, hứa hẹn mang đến kết nối ổn định và tốc độ cao hơn, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn như nhắn tin, gọi điện và thậm chí là xem video.Theo nguồn tin từ Bloomberg, Apple đã tích hợp hỗ trợ Starlink vào bản cập nhật iOS 18.3 mới nhất và đang tiến hành thử nghiệm với một nhóm người dùng iPhone. Nhà mạng T-Mobile của Mỹ, hiện là đối tác của SpaceX trong việc cung cấp dịch vụ Starlink cho điện thoại di động, cũng xác nhận đang thử nghiệm tính năng này với người dùng iPhone.CEO Elon Musk của SpaceX cho biết Starlink hiện có thể hỗ trợ hình ảnh, nhạc và podcast có độ phân giải trung bình trên iPhone. Trong tương lai, Starlink sẽ hỗ trợ cả video có độ phân giải trung bình.Nếu hợp tác thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn, mang đến cho người dùng iPhone trải nghiệm kết nối vệ tinh vượt trội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào Apple sẽ chính thức ra mắt tính năng này và phạm vi phủ sóng sẽ rộng đến đâu.