30 tết ở Trường Sa
Tiến sĩ, bác sĩ Amy Zack, đang làm việc tại Phòng khám Cleveland (bang Ohio, Mỹ), cho biết thời điểm bệnh cảm dễ lây lan nhất là sau khi bệnh nhân tiếp xúc mầm bệnh và trước khi xuất hiện các triệu chứng.Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB-XH xin nghỉ hưu trước tuổi
Dù chưa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng nhiều hộ dân ở làng hoa xã An Cơ, H.Châu Thành (Tây Ninh) rất phấn khởi vì vụ hoa tết thắng lớn. Bởi chưa năm nào hoa tết đạt chất lượng tốt như năm nay.
Gánh bánh mì gần nửa thế kỷ ngon có tiếng chợ An Đông: ‘Nồi cơm’ của cả gia đình
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường xá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
TP.Cao Lãnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm phát triển xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, đô thị TP.Cao Lãnh đã thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, mở rộng tạo không gian phát triển cho thành phố, góp phần giúp diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. TP.Cao Lãnh đã thực hiện đạt 5/5 tiêu chí đô thị loại 2 và đang phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các mặt sản xuất, đời sống xã hội để từng bước xây dựng Cao Lãnh theo mô hình thành phố thông minh. TP.Cao Lãnh đã thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), thanh toán không dùng tiền mặt ở nhiều tuyến đường và thí điểm triển khai mô hình “Làng thông minh”… Nét nổi bật của TP.Cao Lãnh là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2024, có 747 doanh nghiệp và hơn 3.400 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, chiếm khoảng 20% tổng vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp của thành phố lên gần 1.700 doanh nghiệp và 16.600 hộ kinh doanh đang hoạt động. Cơ cấu kinh tế của TP.Cao Lãnh đang chuyển dịch đúng hướng; trong đó thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, trở thành ngành kinh tế trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng chung của địa phương. Các ngành công nghiệp chủ lực dần phát triển theo chiều sâu, hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp đô thị tiếp tục phát triển theo hướng xanh, theo chuỗi giá trị thích ứng với yêu cầu thị trường, có truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tính chủ động và sáng tạo của người dân trong hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc và tạo động lực mới để kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh và bền vững. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của TP.Cao Lãnh chỉ còn 0,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 86,98 triệu đồng, tăng 32,62 triệu đồng so với năm 2021.Ông Võ Phan Thành Minh, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cho biết, địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại 1 và đi đầu về chuyển đổi số, khởi nghiệp và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và làm đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. “Thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường trọng điểm, dự án lớn để mở rộng phát triển đô thị, tạo điểm nhấn về không gian đô thị cho thành phố. Đồng thời, tăng cường kêu gọi đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực kinh tế chủ lực, động lực quan trọng trong phát triển địa phương. Xây dựng TP.Cao Lãnh trở thành một đô thị thông minh, năng động - văn minh, an toàn và thân thiện”, ông Võ Phan Thành Minh cho biết thêm.
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam hợp tác với OCB đẩy mạnh sản phẩm tài chính
Liên quan vụ hai nữ sinh đi học rồi mất liên lạc với gia đình, tối 28.2, chị Nguyễn Thị Hương (42 tuổi, ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, TP.HCM) mẹ ruột hai nữ sinh cho biết đã tìm thấy con của mình.Theo chị Hương, sau khi Báo Thanh Niên đưa tin, người dân thấy hai bé gái đi chung nhóm người giống con gái chị nên gọi báo gia đình. Gia đình chị Hương sau đó đi đến đường Sư Vạn Hạnh (Q.10, TP.HCM) thì thấy hai con gái của mình, nhóm người đi chung với con chị đã bỏ chạy.Theo chị Hương, toàn bộ số vàng hai con đeo trên người, cùng một máy tính xách tay đem theo trước đó đã không còn. "Bé nói vàng, máy tính xách tay bị người ta lấy. Hiện tâm trạng bé còn rất hoảng sợ nên tôi chưa hỏi nhiều", chị Hương cho biết.Trước đó, như Báo Thanh Niên đưa tin, hai người con gái của chị Hương là em H.N.M (15 tuổi) học sinh lớp 9/4 và em gái là H.M.T (14 tuổi) học sinh lớp 8/3 của Trường Tôn Thất Tùng (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú).Cả hai con gái của chị Hương cùng học bán trú. Ngày 26.2, M. học một buổi ở trường, rồi về nhà (do trường tổ chức dã ngoại). Riêng T. học cả ngày trong trường. Chiều cùng ngày, M. chạy xe đạp điện đến trường rước T. và nói với gia đình là cả hai cùng đến chỗ học thêm tiếng Anh.Tuy nhiên, đến tối cùng ngày không thấy cả hai chị em M., T. về nên gia đình đi tìm thì mất liên lạc với cả hai đến nay.Cũng theo chị Hương, hai con gái trước đó không có biểu hiện bất thường, chỉ có bỏ học thêm từ sau tết mà gia đình không hay biết."Trước đó, thấy con xem điện thoại nhiều sợ ảnh hưởng đến việc học nên ba của hai cháu có la rầy, lấy lại điện thoại không cho sử dụng. Khi đi, con tôi có đeo đôi bông tai vàng và có mang theo một máy tính xách tay", chị Hương nói.Sau khi mất liên lạc với M. và T., gia đình chị Hương đi tìm nhiều nơi nhưng chưa gặp nên báo Công an xã Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh), Công an P.Sơn Kỳ (Q.Tân Phú) nhờ trợ giúp tìm kiếm.