Trao tiền bạn đọc cho những hoàn cảnh khó khăn
Tết này, bước sang tuổi thứ 10, Dương Gia Bảo, học sinh lớp 5 Trường quốc tế Á Châu - Asian School (cơ sở Nguyễn Văn Hưởng), đã có bề dày kinh nghiệm thi đấu và đạt nhiều giải thưởng cờ vua ấn tượng. Chính niềm đam mê dành cho cờ vua đã thôi thúc Gia Bảo không ngừng nỗ lực rèn luyện và gặt hái nhiều thành tích ấn tượng.9 huy chương từ các giải thi đấu và mỗi huy chương là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của Gia Bảo và cũng là động lực để cậu bé tài năng tiếp tục học tập, rèn luyện.Kể về hành trình đến với môn thể thao trí tuệ, Gia Bảo cho biết, khi đang học lớp 2 tình cờ xem một video về cờ vua và bắt đầu đam mê theo đuổi các quân cờ. Bảo tự tìm tài liệu để tập luyện, đồng thời đăng ký tham gia CLB Cờ vua Sài Gòn để rèn luyện kỹ năng chơi cờ.Bên cạnh thành tích nổi bật, Gia Bảo còn lan tỏa niềm đam mê cờ vua đến các bạn cùng lớp. Niềm đam mê và sự nhiệt tình của Gia Bảo là nguồn cảm hứng cho các bạn, khơi dậy tinh thần học hỏi và rèn luyện bản thân.Với nền tảng tiếng Anh vững vàng, Gia Bảo tự tin tham gia các giải đấu cờ vua quốc tế và giao tiếp tốt với bạn bè từ nhiều quốc gia khác nhau. Đồng thời, đây cũng là công cụ giúp em tìm hiểu, tham khảo những chiến thuật và lối chơi cờ vua qua các video tiếng Anh để học hỏi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thi đấu và gặt hái được nhiều thành công trong các giải đấu. "Học tập hàng ngày không chỉ giúp con nâng cao trình độ tiếng Anh mà còn phát triển niềm đam mê cờ vua, bồi dưỡng kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề", Gia Bảo chia sẻ.Gia Bảo luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học và rất chăm chỉ học tập. Nhờ vậy, em luôn đạt thành tích cao trong lớp. Sở thích chơi cờ vua của Gia Bảo không hề ảnh hưởng đến việc học mà ngược lại còn giúp em tư duy logic hơn, rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề. Nhờ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, Gia Bảo có thể vừa thỏa mãn đam mê cờ vua vừa hoàn thành tốt việc học tập. Em là tấm gương về tinh thần ham học hỏi, rèn luyện bản thân và theo đuổi đam mê.Đặc biệt, Gia Bảo rất năng nổ nhiệt huyết tham gia các hoạt động ngoại khóa như: Ngày hội thể thao Sports Day, Lễ hội trò chơi dân gian, chiến dịch tái chế From Trash to Treasures, cuộc thi Talent Seeking Contest…Mang trong mình hai ước mơ lớn là trở thành siêu kiện tướng cờ vua quốc tế và nhà khoa học, Gia Bảo đang không ngừng học tập và nỗ lực rèn luyện để hiện thực hóa ước mơ của mình."Con sẽ luôn giữ vững đam mê, tiếp tục học giỏi và gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa trong tương lai", Gia Bảo chia sẻ.Thành tích nổi bật của Dương Gia Bảo trong các kỳ thi đấu cờ vuaHuy chương bạc Hội khỏe Phù Đổng TP.HCM 2023.Huy chương đồng Hội khỏe Phù Đổng TP.Thủ Đức 2023.Huy chương bạc giải RoyalChess Tournament 2023 Autumn.Huy chương vàng giải cờ vua Nhanh Chớp I-CHESS 2023.Huy chương vàng giải HCM CHESS 2023.Huy chương bạc giải HCM CHESS 2024.Huy chương vàng giải Parent Love Chess lần 10 - 2024.Huy chương đồng giải Passion Chess 2024.Cúp vô địch và huy chương vàng giải V-CHESS 2024.Monster Hunter Wilds thu phí chỉnh sửa nhân vật khiến người chơi bức xúc
Tối 12.2, Q.Hải An, TP.Hải Phòng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và tổ chức Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 tọa lạc tại P.Nam Hải (Q.Hải An) là nơi Đức vương Ngô Quyền đặt đại bản doanh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Đây cũng là một trong 24 di tích lịch sử trên địa bàn Q.Hải An thờ Đức Vương Ngô Quyền và được suy tôn là "Từ Cả", nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền.Đáng chú ý, nơi này còn là chứng tích lịch sử, lưu giữ lại về một trận Bạch Đằng giang "vang dội đến nghìn thu" với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền lưu giữ 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn.Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2022, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Mới đây, vào ngày 17.1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938.Như vậy, đến nay, Hải Phòng có 5 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong đó, di tích danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được công nhận vào năm 2013; di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận vào năm 2015.
Không gian mở trong ngôi nhà có thiết kế hiện đại tràn đầy sự thân thiện
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) được đánh giá nhỉnh hơn. Trong 4 lần đụng độ trực tiếp gần nhất, CLB CAHN bất bại, thắng đến 3 trận. Ngoài đội hình chất lượng, sở hữu nhiều ngôi sao có phong độ cao, tinh thần của đội bóng do HLV Polking dẫn dắt lúc này đang rất hưng phấn khi vừa cắt được mạch bất bại của CLB Thể Công Viettel. Bất lợi duy nhất mà CLB CAHN phải chịu trước trận đấu này là những cầu thủ quan trọng trong đội hình như thủ môn Nguyễn Filip và Hugo Gomes bị treo giò vì nhận đủ 3 thẻ vàng. Bên kia chiến tuyến, CLB SLNA đang có phong độ không tốt khi thua 2 trong 3 trận đấu gần nhất. Những thất bại trước CLB Hà Nội và Bình Dương khiến đội bóng của HLV Như Thuật gặp khó trong cuộc chiến trụ hạng. Trước việc CLB Đà Nẵng đang dần chơi tốt hơn, SLNA cần tích lũy tối đa điểm số từ nay đến cuối mùa mới có thể hy vọng trụ lại V-League. Do đó, mỗi trận đấu của SLNA ở V-League 2024 - 2025 lúc này không khác gì một trận chung kết.Bị đánh giá thấp hơn, CLB SLNA chủ động chọn lối đá phòng ngự phản công, lùi sâu đội hình kể từ đầu trận. Đội bóng của HLV Phan Như Thuật chơi chậm, chỉ cầm bóng khoảng 40%. Dù vậy, xét về số cơ hội, CLB SLNA mới là đội sở hữu nhiều pha bóng nguy hiểm hơn trong nửa đầu hiệp 1.Phút 16, CLB SLNA dàn xếp đẹp mắt ở cánh phải và bóng được đưa đến vị trí của Văn Lương trong vòng cấm của CLB CAHN. Sau một nhịp giữ bóng, Văn Lương loại bỏ hậu vệ đội khách rồi tung ra cú đá căng. Đáng tiếc, trong ngày chơi thay vị trí của Nguyễn Filip, thủ thành Sỹ Huy phản xạ xuất sắc, ngăn cản cơ hội của đội chủ nhà. Đến phút 24, người gác đền của CLB CAHN tiếp tục từ chối cơ hội ghi bàn của CLB SLNA khi chọn vị trí và ôm gọn cú đá của Kuku.Ở chiều ngược lại, CLB CAHN tỏ ra thiếu gắn kết ở mặt trận tấn công. Các học trò của HLV Polking cầm bóng nhiều hơn nhưng gặp khó trong việc tiếp cận vòng cấm của CLB SLNA. Trong khoảng 20 phút đầu, đội bóng ngành công an không thể tạo ra cơ hội nguy hiểm nào. Dù vậy, kể từ phút 30, CLB CAHN bắt đầu đẩy cao tốc độ trận đấu và những cơ hội ăn bàn đến nhiều hơn. Sau một vài cơ hội bị bỏ lỡ, CLB CAHN tìm được bàn mở tỷ số ở phút 39. Xuất phát từ pha treo bóng khó chịu từ Artur, Văn Thanh băng vào đệm bóng ở khoảng cách gần. Dù Văn Thanh không thể chạm được chân vào bóng nhưng tình huống di chuyển của anh khiến thủ Văn Việt bất ngờ và bóng đi thẳng vào lưới. Nhận bàn thua, CLB SLNA chơi đầy nỗ lực ở những phút cuối hiệp 1. Đội trưởng Olaha dù chưa bình phục hẳn chấn thương vẫn thi đấu cố gắng và gây ra nhiều khó khăn cho hàng thủ CLB CAHN. Trong khi đó, Kuku cũng di chuyển rộng, tích cực xâm nhập vòng cấm của đối thủ. Ở phút cuối cùng của hiệp 1, Kuku có tình huống di chuyển và đánh đầu chính xác, cân bằng tỷ số 1-1 cho CLB SLNA.Khoảng 10 phút cuối, CLB CAHN đẩy cao đội hình, liên tục “bắn phá” khung thành của SLNA. Theo thống kê của Sofascore, CLB CAHN sút đến 8 lần trong hiệp 2 (gấp đôi SLNA). Dù vậy, các chân sút của đội khách đều tỏ ra vô duyên và tỷ số 1-1 được giữ đến hết trận. Hòa thất vọng 1-1 với CLB SLNA, CLB CAHN có 21 điểm sau 15 trận, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Trong khi đó, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), về tội nhận hối lộ.Đây là vụ án thứ 2 ông An bị truy cứu hình sự trong thời gian gần đây. Trước đó, tháng 11.2024, ông này bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội nhận hối lộ ở vụ án Xuyên Việt Oil.Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, Công ty Bách Khoa Việt (địa chỉ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) được thành lập năm 2007. Bà Trần Thị Loan Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 9.2010 đến tháng 10.2019, sau đó người khác lên thay.Vốn quen biết với ông Nguyễn Lộc An - người có thẩm quyền quản lý mảng xăng dầu, khí đốt, đầu năm 2013, bà Phương liên hệ, nhờ ông An giúp đỡ Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu.Để được "ưu ái" trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp phép cũng như cấp phép, bà Phương nhiều lần chi hối lộ cho ông An. Trong số này, bà Phương từng trực tiếp đến gặp ông An tại nhà khách Bộ Công thương ở Q.1, TP.HCM, đưa 200 triệu đồng.Đặc biệt, tháng 9.2015, ông An gọi điện cho bà Phương, nhờ "hỗ trợ" 9 tỉ đồng để mua căn nhà to hơn. Biết được "tầm quan trọng" của ông An, bà Phương đồng ý, yêu cầu nhân viên 2 lần chuyển tiền vào tài khoản của vợ ông An, tổng số 9 tỉ đồng.Cáo trạng mô tả rằng, ngày 9.9.2023, khi hành vi đưa - nhận hối lộ giữa 2 người chưa bị phát giác, bà Phương nhận thức được sai phạm của bản thân nên đã chủ động làm đơn tố giác đối với ông An, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.Trên cơ sở tố giác của bà Phương, khoảng 1 tuần sau, công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông An. Kết quả điều tra cho thấy, ngoài 9,2 tỉ đồng của bà Phương, ông An còn nhận hối lộ 5 tỉ đồng của một doanh nghiệp khác, cũng liên quan đến việc cấp phép kinh doanh xăng dầu.Theo quy định tại khoản 7 điều 364 bộ luật Hình sự, người nào đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND hướng dẫn "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" là trường hợp hành vi phạm tội chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện.Từ những căn cứ nêu trên, cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương, nhưng tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỉ đồng mà bà này dùng để đưa hối lộ cho vụ phó thuộc Bộ Công thương.Trường hợp của bà Trần Thị Loan Phương không phải là hiếm, bởi trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, một số cá nhân khác cũng được miễn trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện xong hành vi đưa hối lộ. Điển hình như ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Cơ quan tố tụng xác định ông Văn đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD, nhằm bưng bít các sai phạm tại ngân hàng này.Quá trình giải quyết vụ án, ông Văn được xác định chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, đồng thời đã chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn cũng như hợp tác tích cực với cơ quan điều tra… Do vậy, ông Văn không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá cao về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Theo luật sư, đưa và nhận hối lộ là những hành vi phạm tội diễn ra "kín", rất khó phát hiện. Nếu "người trong cuộc" chủ động tố giác và khai báo về hành vi của mình, việc điều tra, xử lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.Quy định về việc miễn hình sự thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước, qua đó bảo vệ và khuyến khích những người dám đứng ra tố giác tội phạm, ngay cả khi bản thân họ là người thực hiện hành vi phạm tội.Dù vậy, bộ luật Hình sự cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Điều kiện tiên quyết là phải "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Ngay cả khi đã chủ động khai báo thì người đưa hối lộ "có thể" chứ không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, tức là còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác và sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.
Nhạc sĩ 'Dạ khúc buồn' cưới vợ kém 26 tuổi, tiết lộ biến cố phải bán nhà
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.