Cây chết khô, nguy hiểm
Thất bại ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025 đang mang đến cho U.20 Indonesia nhiều hệ lụy. Sau 3 trận vòng bảng, thầy trò HLV Indra Sjafri hòa 0-0 trước U.20 Yemen, sau khi đã thua đậm U.20 Iran và U.20 Uzbekistan. U.20 Indonesia đứng thứ ba và bị loại, do đó bỏ lỡ cơ hội dự U.20 World Cup 2025.Ngay từ đầu, mục tiêu có vé đi U.20 World Cup 2025 đã được chỉ ra là nằm ngoài tầm với U.20 Indonesia, do HLV Sjafri cùng học trò nằm ở bảng đấu rất nặng (cả U.20 Iran và U.20 Uzbekistan đều là ứng viên vô địch). Tuy nhiên, thất bại này vẫn khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) phải mở cuộc họp khẩn. HLV Sjafri phải chia tay cương vị HLV trưởng U.20 Indonesia. Trước đó, ông Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32, về nhì ở SEA Games 30, cũng như đưa U.19 Indonesia vào tứ kết U.19 châu Á 2018. Nhà cầm quân người Indonesia là người giàu kinh nghiệm nhất trong làng bóng đá trẻ xứ vạn đảo, từng nắm giữ cương vị giám đốc kỹ thuật (GĐKT) PSSI. Nhưng, trước thất bại đã nằm trong dự tính, ông Sjafri vẫn phải rời đi."Trát" sa thải của PSSI dành cho HLV Sjafri cũng tạo ra sự chia rẽ nơi truyền thông và dư luận Indonesia. Một bên cho rằng, lứa U.20 Indonesia hiện tại non kinh nghiệm, ít được thi đấu quốc tế nên đòi hỏi phải có vé đi U.20 World Cup 2025 là bất hợp lý. Việc quy trách nhiệm cho HLV Sjafri chỉ là động thái đánh lạc hướng của PSSI, khi vốn dĩ các cầu thủ nhập tịch đã chiếm lĩnh phần lớn vị trí ở đội tuyển Indonesia, qua đó lấy đi cơ hội thi đấu của cầu thủ trẻ. Luồng quan điểm khác lại nhận định phương pháp huấn luyện của HLV Sjafri đã lỗi thời, không theo kịp bóng đá hiện đại. Tuy nhiên chỉ 1 ngày sau khi sa thải HLV Sjafri khỏi đội U.20, truyền thông Indonesia đưa tin PSSI lại bổ nhiệm ông Sjafri... trở lại ghế HLV của U.22 Indonesia, thay cho HLV Gerald Vanenburg (mới chỉ được chỉ định dẫn dắt U.22 ít ngày trước đó). Chỉ trong 1 tháng, ghế HLV trưởng ở các đội U.20 và U.22 của Indonesia đã đổi chủ liên tục. Điều đáng nói nhất của bóng đá Indonesia, không phải vị trí HLV trưởng đội U.22 sẽ do ông Indra Sjafri hay Vanenburg đảm nhiệm. Vấn đề nằm ở chất lượng cầu thủ. Đội tuyển Indonesia tiến bộ nhờ sức mạnh "ngoại nhập", với các cầu thủ gốc Mỹ và châu Âu có thể hình và tư duy chơi bóng hiện đại. Dù vậy, đội tuyển quốc gia chỉ là phần ngọn.Gốc rễ nền bóng đá nằm ở hệ thống đào tạo trẻ và giải vô địch quốc gia. Ở cả hai phương diện này, bóng đá Indonesia đều đang loay hoay. Giải vô địch Indonesia (Liga Indonesia) nổi tiếng với sự cuồng nhiệt, nhưng chất lượng CLB thấp, đồng thời vấn đề bạo lực vẫn tràn lan. Bóng đá Indonesia từng đầu tư trọng điểm cho lứa cầu thủ sinh năm 2003, nhằm chuẩn bị cho kỳ U.20 World Cup đăng cai trên sân nhà. Dù vậy, yếu tố ngoài chuyên môn đã khiến Indonesia bị FIFA tước quyền tổ chức. Lứa kế cận của Indonesia (sinh năm 2004 - 2025) đều chưa cho thấy triển vọng. Báo chí Indonesia cho rằng đội U.20 nước này có xu hướng đá cậy sức, thiếu nền tảng căn bản để thành công. Với nền tảng cầu thủ thiếu ổn định, cộng với phương pháp huấn luyện sẽ thay đổi do có HLV mới, U.22 Indonesia đứng trước "canh bạc" rủi ro tại SEA Games 33. U.22 Thái Lan vẫn kiên trì với những HLV Nhật Bản để ổn định triết lý. U.22 Việt Nam có HLV Kim Sang-sik, dù phải gánh sức ép ở hai đội tuyển, nhưng ông Kim đã có thời gian gần 1 năm làm việc để hiểu bóng đá Việt Nam.Còn với U.22 Indonesia, sự loay hoay giữa dòng có thể khiến đội bóng này gặp trục trặc.PUBG Mobile: Indonesia tiếp tục thống trị giải vô địch Đông Nam Á
Tối 21.1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Lithuania Gintautas Paluckas nhân dịp cùng tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55.Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Lithuania và mong muốn đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Thủ tướng khẳng định ủng hộ vai trò của Lithuania ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Gintautas Paluckas khẳng định Lithuania trân trọng mối quan hệ hợp tác ngày càng được tăng cường giữa hai nước, tin tưởng hai bên sẽ thống nhất các biện pháp cùng có lợi cho quan hệ hai nước. Bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, năng lượng và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng, trong đó có năng lượng tái tạo, khí hóa lỏng LNG, Thủ tướng Gintautas Paluckas khẳng định sẵn sàng chia sẻ và đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng.Cũng tối 21.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao việc WIPO ban hành Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2024; cho biết Việt Nam sẽ đầu tư mạnh vào đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và mong WIPO cùng đồng hành, hỗ trợ để Việt Nam tiếp tục được nâng bậc trong Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.Chúc mừng Việt Nam nằm trong top 50 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất, Tổng giám đốc Daren Tang bày tỏ ngưỡng mộ và chúc mừng những thành tựu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế mà Việt Nam đạt được nhờ sự dẫn dắt và tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ông Daren Tang cũng chúc mừng Việt Nam về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương mà WIPO được đồng hành hợp tác xây dựng; đồng thời vui mừng nhận lời sang thăm Việt Nam trong năm 2025 để tìm hiểu thêm các cơ hội hợp tác và hỗ trợ Việt Nam.
Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Học sinh nào thuộc diện tuyển thẳng?
Sau thành công của Na Tra 2, năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của điện ảnh Trung Quốc với hàng loạt bộ phim được mong chờ. Trong đó, cuộc cạnh tranh giữa hai tiểu Hoa đán đình đám nhất lứa sinh năm 1985, Dương Mịch và Triệu Lệ Dĩnh đang trở thành chủ đề nóng. Cả hai nữ diễn viên đều có phim mới được công bố vào cùng một ngày, nhưng sự khác biệt về vai trò trong phim đã khiến khoảng cách giữa họ ngày càng rõ rệt.Triệu Lệ Dĩnh sẽ trở lại màn ảnh rộng với bộ phim Hoa hướng dương, dự kiến ra mắt vào ngày 4.4. Đây là một tác phẩm chính kịch với kinh phí thấp do đạo diễn Phùng Tiểu Cương cầm trịch. Bộ phim kể về cuộc đời của bốn nữ phạm nhân sau khi mãn hạn tù, cố gắng hòa nhập xã hội và tìm kiếm cơ hội đổi đời. Trong phim, Triệu Lệ Dĩnh là nữ chính duy nhất, điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ gánh vác toàn bộ tác phẩm, trở thành tâm điểm của câu chuyện.Không thể phủ nhận, Triệu Lệ Dĩnh đang từng bước khẳng định bản thân trên con đường chuyển mình từ sao lưu lượng sang diễn viên thực lực. Thành công của Điều thứ 20 do Trương Nghệ Mưu đạo diễn đã giúp cô nhận được giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải Bách Hoa. Sau đó, cô tiếp tục chinh phục khán giả với những bộ phim truyền hình chính kịch mang màu sắc nữ quyền. Việc đảm nhận vai chính trong Hoa hướng dương cho thấy cô đang tiếp tục kiên định với con đường diễn xuất nghiêm túc, xây dựng thương hiệu riêng trong lòng khán giả.Trong khi đó, bộ phim mới của Dương Mịch, Lệ Chi của Trường An, dù được công bố cùng ngày, lại không mang đến quá nhiều kỳ vọng cho người hâm mộ. Phim dự kiến ra mắt vào mùa hè năm nay và được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Mã Bá Dung. Đạo diễn Đại Bằng sẽ không chỉ đứng sau ống kính mà còn đảm nhận vai nam chính. Tuy nhiên, điều khiến khán giả thất vọng là vai trò của Dương Mịch trong phim có vẻ khá khiêm tốn, thậm chí có thể chỉ là một vai phụ hoặc khách mời.Nguyên tác Lệ Chi của Trường An là một tiểu thuyết nam chủ điển hình, tập trung chủ yếu vào tuyến nhân vật nam, trong khi nhân vật nữ chỉ mang tính chất phụ trợ. Ngay cả trong teaser đầu tiên, Dương Mịch xuất hiện một cách khá mờ nhạt, khiến nhiều người đặt câu hỏi về vị thế của cô trong dự án này. So với Triệu Lệ Dĩnh, rõ ràng Dương Mịch đang có phần "lép vế" khi không có một dự án điện ảnh nào do cô đóng chính thực sự nổi bật.Điểm đáng chú ý là cả hai nữ diễn viên đều đang trong giai đoạn chuyển mình từ sao lưu lượng sang diễn viên thực lực, nhưng cách tiếp cận của họ lại khác biệt rõ rệt. Triệu Lệ Dĩnh chấp nhận thử sức với các vai diễn có chiều sâu, không ngại lăn xả trong những tác phẩm chính kịch có yếu tố hiện thực cao. Trong khi đó, Dương Mịch lại khá chật vật khi lựa chọn dự án phù hợp.Nếu nhìn vào danh sách các dự án của Dương Mịch trong năm 2025, tình hình cũng không mấy khả quan. Cô chỉ có 3 tác phẩm đang chờ ra mắt, bao gồm phim truyền hình Sinh Vạn Vật, phim điện ảnh Tương Viên Lộng (do Chương Tử Di đóng chính, cô chỉ tham gia với vai trò phụ) và Lệ Chi của Trường An. Trong khi đó, Sinh Vạn Vật đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều ngay từ khi công bố nội dung, khi Dương Mịch vào vai con gái của một đại gia nhưng lại kết hôn với một nông dân và giúp phụ nữ nông thôn phát triển.Dù hiện tại Dương Mịch đang có phần tụt lại phía sau so với Triệu Lệ Dĩnh, nhưng điều đó không có nghĩa cô không có cơ hội bứt phá. Điều quan trọng là cô cần lựa chọn dự án phù hợp, tập trung vào diễn xuất thay vì chỉ dựa vào danh tiếng hay nhan sắc. Giới giải trí luôn biến động, không có gì là mãi mãi, và chỉ cần có một vai diễn thực sự đột phá, Dương Mịch hoàn toàn có thể "lội ngược dòng".Cuộc đối đầu giữa Dương Mịch và Triệu Lệ Dĩnh trên màn ảnh rộng vẫn còn dài phía trước. Liệu trong tương lai, ai sẽ là người thực sự "phá đảo" phòng vé? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời!
Hải Anh cho biết mình chọn tựa Sống vì đó là một âm thanh rất đẹp, rất hay, dù cho có thể khó phát âm và khó tìm kiếm đối với người Pháp, thế nhưng cô vẫn chọn lựa giữ nguyên cách viết có dấu của tiếng Việt. Nói về nội dung, Sống cũng đại diện cho cuộc sống của mẹ cô và nhiều phụ nữ ở giai đoạn ấy, cũng như cô luôn muốn những câu chuyện trong cuốn sách này sẽ sống mãi, vì thế đó là lý do mà cô chọn tựa đề này.
Ba mẹ bị sét đánh, hai cháu bé mồ côi
Những ngày qua, cộng đồng mạng "rần rần" với các clip liên quan đến món bánh phô mai sữa nướng. Nguyên liệu để làm món này chỉ đơn giản là phô mai và sữa đặc. Người làm sẽ áp chảo thanh phô mai (dài khoảng 30 cm) trong vài phút. Đợi phô mai chín vàng đều ở mặt ngoài thì sẽ chế thêm sữa đặc.