Tuyết phủ trắng rừng tại Fansipan những ngày cận Tết
Trong đơn kiện được gửi đến tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia, 2 công ty cáo buộc rằng những cân nhắc về chính trị trong mùa bầu cử đã làm suy yếu quá trình xem xét chính thức của chính phủ Mỹ về vụ sáp nhập, theo ABC News. Hai công ty cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Biden "là đỉnh điểm của một chiến dịch kéo dài nhiều tháng nhằm can thiệp khai thác bộ máy an ninh quốc gia Mỹ, với mục đích giữ lời hứa mà ông Biden và các cố vấn đã đưa ra với ban lãnh đạo công đoàn thép Mỹ (USW)".Trước đó, Tổng thống Biden ngày 3.1 tuyên bố ông đã chặn thương vụ bán công ty thép US Steel cho công ty thép Nippon Steel với giá 14,9 tỉ USD, với lý do US Steel thuộc những nhà sản xuất thép hàng đầu của Mỹ và việc đặt dưới sự kiểm soát của nước ngoài và tạo ra rủi ro cho an ninh quốc gia, Reuters đưa tin.US Steel và Nippon Steel cho rằng ông Biden đã ngăn kế hoạch sáp nhập nhằm thu hút sự ủng hộ của các thành viên thuộc USW trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2024. USW có khoảng 1,2 triệu thành viên, với một lượng lớn công nhân tập trung tại bang chiến trường trong mùa bầu cử là Pennsylvania.Hai công ty thép nói trên còn nộp đơn kiện khác lên tòa án quận khu vực Tây Pennsylvania, cáo buộc công ty thép tại Mỹ là Cleveland-Cliffs vi phạm luật chống độc quyền khi tạo thỏa thuận với USW để ngăn doanh nghiệp Nhật Bản mua lại, qua đó muốn tìm cách sáp nhập với US Steel.Trong tuyên bố ngày 6.1, Chủ tịch USW David McCall cam kết ủng hộ quyết định của chính quyền Biden trong việc ngăn chặn vụ sáp nhập và sẽ đối đầu với những cáo buộc nhằm vào công đoàn. Hiện đại diện Cleveland-Cliffs chưa bình luận về vụ việc.Ô tô con quay đầu ngay dưới biển cấm: Tài xế cố tình 'ngó lơ' luật!
Toàn đội cảm ơn sự cổ vũ của các cổ động viên tại Nha Trang sau thất bại ở vòng bán kết
Căn bếp nhà bạn sẽ bừng sáng nhờ những kiểu đảo bếp độc đáo và tiện dụng
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm:
Du học Mỹ năm 2024: Trường cần SAT, trường bỏ hẳn, vì sao?
Dữ liệu từ blockchain cho thấy ngày 10.3, một thợ đào Bitcoin độc lập đã dùng thiết bị khai thác tiền mã hóa bỏ túi để giải được khối blockchain thứ 887.212 của Bitcoin và nhận về phần thưởng trị giá 263.000 USD. Theo Con Kolivas, nhà sáng lập nhóm khai thác Bitcoin solo.ckpool, xác suất của việc thợ đào đơn lẻ giành được khối trong ngày chưa đến 1 phần triệu. Nói cách khác, trung bình phải mất 3.500 năm để tìm thấy một khối như vậy. Thợ đào may mắn này dùng máy Bitaxe 480 gigahash mỗi giây (GH/s). Để so sánh, nhiều công ty khai thác tiền điện tử lớn đang dùng các máy đào có công suất trên 230.000 GH/s, mạnh gấp 480 thợ đào cá nhân.Khai thác Bitcoin là quá trình thợ đào cạnh tranh để giải các câu đố mật mã phức tạp nhằm xác thực giao dịch và bảo mật mạng blockchain. Người chiến thắng sẽ được thêm một khối vào blockchain và nhận về phần thưởng gồm Bitcoin mới và phí giao dịch. Khi càng nhiều người tham gia vào quá trình đào, tỷ lệ cạnh tranh trên toàn mạng càng cao, blockchain càng trở nên an toàn. Do cạnh tranh trên toàn mạng quá gay gắt, người đào Bitcoin đơn lẻ hiếm khi giải được các khối. Tỷ lệ người đào bằng giàn máy nhỏ nhận được phần thưởng càng hiếm. Để tăng sức mạnh tính toán, các thợ đào đã liên kết lại với nhau thành các pool. Họ dùng phần mềm kết nối với mạng Bitcoin để phân chia xử lý tính toán và chia đều phần thưởng nhận được.Dữ liệu từ blockchain cho thấy, thợ đào may mắn đã thu được tổng cộng 3,15 BTC khi giải bài toán trong khối 887.212. Phần thưởng bao gồm 3,125 Bitcoin từ khối và 0,025 Bitcoin khác từ phí giao dịch. Theo giá thị trường, số Bitcoin này trị giá khoảng 263.000 USD, tương đương 6,7 tỉ đồng.Hiện tại, hầu hết Bitcoin được khai thác từ các nhóm có quy mô lớn như Foundry USA. Đây là nơi thu hút phần lớn hashrate (đơn vị tính độ khó trong việc khai thác tiền mã hóa) từ các nhóm đào Bitcoin như Cipher Mining, Bitfarms và Hut 8.Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đó, những người dùng máy đào Bitcoin bỏ túi hầu như không có lời. Một số máy đào siêu nhỏ được thiết kế theo phương thức mã nguồn mở để chống lại "tính bí mật và độc quyền" của ngành khai thác Bitcoin.