$638
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Soi kèo bóng đá VIP. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Soi kèo bóng đá VIP."Chuyển đến Real Madrid vào một ngày nào đó ư? Không đời nào. Không có cơ hội đó đâu. Real Madrid, không", Lamine Yamal nói dứt khoát khi trả lời phỏng vấn tờ Mundo Deportivo (Tây Ban Nha) mới đây. Lamine Yamal chịu ảnh hưởng rất nhiều từ danh thủ Messi, khi họ đều là những thế hệ cầu thủ tiêu biểu nhất của đội bóng xứ Catalan trước đây và hiện tại, cùng xuất thân từ lò đào tạo trứ danh La Masia của Barcelona.Trong lịch sử, đã từng có không ít cầu thủ xuất sắc của Barcelona chuyển sang CLB đối địch Real Madrid thi đấu. Tiêu biểu nhất là cựu danh thủ Luis Figo, người Bồ Đào Nha, khi từ Barcelona sang Real Madrid một cách trực tiếp trong những năm 2000, và tạo ra một trong những giai thoại thù địch cao trào nhất trong lịch sử của bóng đá Tây Ban Nha. Hay cựu danh thủ Ronaldo (Brazil) cũng từng thi đấu cho Barcelona, chuyển sang Inter Milan rồi đến Real Madrid trong khoảng thời gian này.Mặc dù vậy, có rất ít cầu thủ Barcelona thành danh và trưởng thành từ lò đào tạo La Masia chuyển sang Real Madrid thi đấu. Trong đó, Messi là người tiêu biểu nhất. Chủ tịch CLB Real Madrid, ông Florentino Perez từng hé lộ, đã có ý định chiêu mộ Messi thời gian danh thủ này thi đấu cho Barcelona trước đây, nhưng sau đó đã từ bỏ ý định vì biết khả năng là không thể.Cầu thủ mới nhất rơi vào trường hợp này là Lamine Yamal. Báo chí Tây Ban Nha đã dự báo không ít khả năng, liệu Real Madrid có quay lại ý định như thời Messi, đó là chiêu mộ một viên ngọc quý từ lò đào tạo La Masia để khẳng định sức mạnh của mình hay không?"Chắc chắn là không bao giờ có chuyện này xảy ra (chuyển sang Real Madrid thi đấu)", Lamine Yamal quả quyết. Theo đó, cầu thủ 17 tuổi này như ngầm khẳng định quan điểm chắc như đinh đóng cột từ người đàn anh của mình là Messi, khi không bao giờ có ý định chia tay Barcelona để sang Real Madrid."Tôi nợ Barcelona mọi thứ. Mọi thứ ở đây đều hoàn hảo và tôi rất hạnh phúc. Sự tiếp đón, tình cảm mà người hâm mộ và các đồng đội dành cho tôi, những điều này là vô giá", Lamine Yamal bày tỏ. Lamine Yamal cũng nhắc lại lời đề nghị trị giá hơn 200 triệu euro của CLB PSG vào mùa hè năm ngoái, để khẳng định việc không bao giờ muốn chia tay Barcelona và có thể gắn bó hết sự nghiệp: "Lời đề nghị của PSG ư? Cá nhân tôi không nhận được bất kỳ lời đề nghị nào. Nhưng ngay cả khi họ liên lạc được với ai đó trong nhóm của tôi, họ cũng sẽ nhận câu trả lời dứt khoát là không. Tôi có hợp đồng, tôi không nghĩ mình sẽ đến một CLB khác. Tôi yêu Barcelona".Lamine Yamal hiện còn hợp đồng với Barcelona đến tháng 6.2026 với điều khoản mua lại lên đến 1 tỉ euro. Anh đang được đội bóng xứ Catalan chuẩn bị đề nghị ký hợp đồng mới vào tháng 7 năm nay khi tròn 18 tuổi. "Hoàn toàn không có gì phải nghi ngờ hết, tôi là một fan hâm mộ cực lớn của Barcelona. Tôi vô cùng mong muốn được ở lại CLB này. Nếu cả 2 bên đều muốn điều gì đó xảy ra, thì điều đó sẽ xảy ra. Tôi nợ Barcelona tất cả mọi thứ", Lamine Yamal nhấn mạnh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Soi kèo bóng đá VIP. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Soi kèo bóng đá VIP.Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh do nguồn cung cạn kiệt và tình hình căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang. ️
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay. ️
Phát biểu tại cuộc họp báo kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức, Tổng lãnh sự Đức tại TP.HCM, TS. Josefine Wallat nêu bật những điểm chung giữa Đức và Việt Nam, như từng là quốc gia bị chia cắt trước khi thống nhất đất nước, hiện là những nền kinh tế xuất khẩu lớn của thế giới, cùng chia sẻ niềm đam mê cháy bỏng với bóng đá và tình yêu với giáo dục.Trong năm kỷ niệm đặc biệt này, TS. Wallat cho biết các cơ quan chính phủ và các tổ chức, ban ngành Đức đã hợp lực xây dựng chương trình vô cùng đa dạng nhằm phản ánh quan hệ song phương ở nhiều khía cạnh khác nhau.Một số chương trình điểm nhấn có Chuyến xe hướng nghiệp Đức đi xuyên Việt để giới thiệu cơ hội học tập và nghề nghiệp tại Đức; Ngày hội Hướng nghiệp tại TP.HCM; Tọa đàm về tương lai Đồng bằng sông Cửu Long…Trả lời Thanh Niên về cuộc tọa đàm liên quan Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến tổ chức vào đầu tháng 5, Tổng lãnh sự Wallat cho hay phía Đức muốn nghe tranh luận về những gì nước Đức có thể làm được và những khía cạnh có thể hợp tác để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở khu vực là vựa lúa của cả Việt Nam.Về phần mình, ông Peter Kompalla, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam), đề cập đến khía cạnh kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trong quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức.Theo ông, trong khi xu hướng kim ngạch ngoại thương của Đức giảm 2% trên toàn cầu trong năm 2024, số liệu sơ bộ cho thấy tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam đã tăng 10%.Cụ thể, số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho thấy tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam trong năm 2024 đạt 18,8 tỉ euro.Điểm sáng thứ hai là đầu tư. Trưởng đại diện AHK cho biết hiện có hơn 530 công ty Đức đang đầu tư vào Việt Nam, mang đến những câu chuyện thành công về kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam và Đức.Ông Kompalla cho hay năm kỷ niệm là dịp tìm kiếm những cơ hội để đưa quan hệ kinh tế song phương lên tầm cao mới, nhất là trong bối cảnh cả hai nền kinh tế đều đối mặt những thách thức chung như hoàn thành mục tiêu khử carbon và tiến đến công nghiệp hóa hoàn toàn quan hệ kinh tế.Để nâng tầm quan hệ, ông cho rằng đầu tiên cần đặt ưu tiên vào giáo dục và đào tạo nghề nếu muốn đẩy mạnh năng suất và tăng cường năng lực cạnh tranh. Và điều thứ hai là hai nước cần hợp tác trong lĩnh vực tự động hóa và số hóa.Về các chuyến thăm cấp cao trong năm nay, Tổng lãnh sự Wallat cho biết phái bộ Đức tại Việt Nam và AHK đang tích cực vận động nối lại các chuyến thăm cấp cao một khi Đức hoàn tất việc thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử ngày 23.2. ️